Nghịch lý chiếc kính lọc ống kính

Câu hỏi rất phổ biến của người dùng hiện nay mỗi khi mua ống kính cao cấp là phải dùng kính lọc nào?Chúng ta thử tìm hiểu về vấn đề này.

Các ống kính đắt tiền thường được trang bị một lớp phủ trên bề mặt để tăng chất lượng ánh sáng đi vào ống kính. Bằng cách bảo đảm tia sáng có góc chiếu rộng không bị phản xạ. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chất lượng hình ảnh. Việc gắn một chiếc kính lọc ở phía trước dù chất lượng cao hay giá thành đắt tiền như thế nào cũng làm giảm chất lượng ánh sáng. Các tia sáng phản xạ hầu hết ra ngoài trước khi đến được lớp kính lọc cao cấp như nano nằm bên dưới. Vì thế vai trò của lớp phủ này không còn nhiều ý nghĩa.

Để chứng minh điều này, chúng ta thực hiện một ví dụ đơn giản. Trong cùng điều kiện ánh sáng, khi đo sáng ở hai tình huống có gắn và không gắn kính lọc, ta thấy ánh sáng suy giảm từ 0.3Ev đến 1Ev khi gắn kính lọc trên ống kính. Rất nhiều người sử dụng mua các kính lọc để bảo vệ bề mặt ống kính đắt tiền. Đổi lại họ phải chấp nhận chất lượng hình ảnh bị suy giảm.

Nghịch lý ở chỗ mua ống kính cao cấp để có hình ảnh chất lượng cao, nhưng lớp kính lọc bảo vệ đã cảng bớt ánh sáng làm hình ảnh kém đi. Vậy mua ống kính đắt tiền để nhìn chứ không tận dụng gì từ chất lượng cao cấp của nó cả.

Vậy kính lọc được sản xuất để làm gì? Ngoại trừ các loại chuyên dụng có các mục đích khác nhau, người sử dụng thường mua kính lọc chống tia UV để bảo vệ ống kính. Chúng rất hữu dụng để chống bụi hoặc trầy xước nhưng khi chụp ảnh cần phải tháo ra. Điều này có vẻ bất cập nhưng thực tế là như vậy, để bảo vệ nên dùng nắp đậy ống kính và vệ sinh thường xuyên bằng dụng cụ thổi bụi.