Nghệ thuật bố cục trong nhiếp ảnh

Đây là những kỹ năng rất cơ bản và cần thiết cho bất cứ ai trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Nhiếp ảnh cũng vậy, cũng có những quy tắc và kỹ năng cần phải trao dồi. Điều tôi sắp trình bày sau đây, được gọi là nghệ thuật bố cục. Bố cục một bức ảnh rất quan trọng, nó có thể làm bức hình cân bằng hoặc mất cân bằng trong mắt người xem. Bố cục tốt cho phép sắp đặt, tương tác làm nổi bật mối liên kết và vai trò của đối tượng bên trong một bức hình, có khả năng dẫn đắt người xem đến những điểm mấu chốt và tạo lập cảm xúc. 

Thực tế nghệ thuật bố cục có nguồn gốc từ thời phục hưng, được giảng dạy trong các trường đào tạo nghệ thuật trên thế giới và sử dụng cho đến ngày nay. Có nhiều quy tắc bố cục một hình ảnh, về cơ bản có ba quy tắc bố cục chính sau đây. Đó là quy tắc “lấp đầy”, quy tắc “một phần ba” và quy tắc “ý nghĩa vàng”. 

Quy tắc lấp đầy

Chúng ta nhận thức về thế giới bằng cách chia ra theo khái niệm. Mọi thứ đều có tính liên tục, sự phân chia mang tính khái niệm và chúng ta thường chấp nhận nó. Ví dụ bạn có biết được điểm kết thúc của bàn tay? hay cổ tay bạn bắt đầu chổ nào? ngày nào là ngày kết thúc mùa đông và bắt đầu mùa xuân. Nếu bạn tự cắt tóc, thì bạn đã cắt một phần thân thể của mình…  

Khi chúng ta nghĩ về không gian cấu thành nên bức hình, mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau, có thể phân chia không gian theo những cách khác nhau. Vì khung cảnh là liên tục và rộng lớn, việc phân chia tùy theo sở thích và ý đồ của từng người. Tuy nhiên việc phân chia này giúp người xem hiểu nội dung và ý nghĩa của bức hình. Trong một khung cảnh thực tế, bố cục chính là một sự phân chia không gian. Khi bạn cầm máy lên và đóng khung hình ảnh, khoảnh khắc ấy bạn đã phân chia không gian theo cách nào đó.     

Quy tắc lấp đầy chính là đóng khung hay chia nhỏ một không gian sao cho có thể thấy rõ những gì cần mô tả hay cần nói về nó. Quy tắc này quan tâm đến cách không gian được sử dụng  và phân chia như thế nào. Trong đó chủ đề và hậu cảnh được kết hợp để tạo ra sự liên kết. 

Sự phân chia không gian và vai trò hậu cảnh với chủ đề là một trong những vấn đề có thể tạo hoặc phá  vỡ một hình ảnh. Trong quy tắc bố cục này, bạn cần tạo ra mối liên hệ chủ đích giữa chủ đề và hậu cảnh trong một không gian, để bức ảnh có ý nghĩa hơn, khác với bức ảnh chẳng có mối liên hệ nào hay chỉ là mối quan hệ ngẫu nhiên. 

Ví dụ: khi bạn chụp một tượng đài ở một quảng trường rộng lớn, phần hậu cảnh và tiền cảnh chẳng có mối quan hệ nào cụ thể, đơn giản trước và sau có nhiều người. Tuy nhiên bức ảnh có thể sẽ khác nếu bạn tạo được mối liên kết giữa chủ đề và hậu cảnh. Ví dụ như hình số 2 bên dưới, bia tưởng niệm nạn nhân 11-9 là chủ đề của bức hình, phần hậu cảnh gần như chẳng có mối liên hệ nào đặc biệt, tuy nhiên bình bông và lá cờ chính là mối liên hệ giữa phần nền và chủ đề cho phép người ta hồi tưởng về một sự kiện xảy ra tại nước Mỹ. Hay hình số 3, người phụ nữ là phần kết nối giữa tiền cảnh và chủ đề. Cách cô ngồi trầm ngâm nhìn vào cột đá như nghĩ về một thời kỳ đã đi qua, nhấn mạnh yếu tố thời gian của ngôi đền đá. Trái lại, trong bức hình 1, bạn chẳng tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào, chủ đề của bức ảnh trở nên lẻ loi và đơn độc, dù xung quanh có nhiều người. 

Vậy thì làm thế nào để phân chia chủ đề và hậu cảnh cũng như tạo ra được sự kết nối và mối liên kết cho nó?

Có vô số cách, nhưng không câu trả lời nào trong số đó có thực sự "đúng" hay "sai." Nói chung, sự phân chia tùy vào ý nghĩa của chủ đề và ý đồ của người chụp. Mối liên kết giữa chúng thường dựa vào màu sắc hoặc sự tương phản, chiều sâu trường ảnh, hình thể hoặc kết cấu hoặc giai điệu, … đôi khi một khung cảnh đã có sẵn mối quan hệ mà chúng ta không cần phải tạo ra, phải cố tìm và nhận ra chúng, bằng cách thay đổi bối cảnh, hoặc đơn giản chỉ bằng cách thay đổi quan điểm và cách nhìn của bạn. 

    
Hình 1 - Ảnh của This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Hình 2 - Ảnh của Ria Novosti
Hình 3 - Ảnh của Prad patel (heritage-key.com)
 

Trong Quy tắc này chúng ta cần tránh những vấn đề sau. Vì không gian trên ảnh là không gian hai chiều, ngoại trừ những tấm hình cho hiệu ứng chiều sâu, còn lại bạn cần hạn chế những chi tiết hậu cảnh có thể gây nhầm lẫn, chi phối hoặc phân tâm chủ đề. Ví dụ như bức hình bên dưới, các bộ phận của cây dù đã tạo cảm giác như mọc ra từ trong đầu người mẫu
 


Ảnh của defoenet.com
 

Quy tắc của một phần ba

Là quy tắc cơ bản nhất. Quy tắc này được tạo ra bởi họa sĩ Renaissance, khi ông  thấy rằng mắt người xem thường không dừng lại vào phần trung tâm của bức hình.  Mục đích của quy tắc này tạo ra một nền tảng, cho phép dựa vào đó để bố cục hình ảnh. Đơn giản là chỉ cần chia khung hình thành ba phần, sau đó đặt chủ đề chính vào các giao điểm hay trên các đường dọc ngang. Nếu trong một bức ảnh có nhiều chủ đề, chúng ta có thể đặt các chủ đề lần lượt trên các đường phân chia. Xem biểu đồ dưới đây.  


Quy tắc một phần ba
 

Quy tắc này gây được sự chú ý  dựa theo bản năng của con người. Hầu hết mọi người không chú ý vào phần trung tâm, mà có khuynh hướng nhìn vào các cạnh. Điều này có lẽ bắt nguồn từ bản năng xa xưa của con người, để tránh bị hổ vồ họ không bao giờ đi giữa đường mà đi sát một bên.  

Áp dụng quy tắt này làm tăng cảm giác hành động. Nếu một đối tượng đi từ trái sang phải, nên đặt nó ở phía bên trái sẽ tạo cảm giác di chuyển sang bên phải.  Trong hình phong cảnh, nếu đường chân trời của bạn nằm ở giữa, mọi người sẽ tự hỏi, bạn đang chụp bầu trời hay chụp mặt đất. Bằng cách đặt chân trời theo một trong các dòng nằm ngang, bạn đã xác định với người xem, mục tiêu mình cần chụp.


    
Hình 1: Một ví dụ minh họa quy tắt một phần ba (howtophotography.org) 
Hình 2: Đặt mặt trời ở giao điểm 1/3 để tập trung sự chú ý  vào đó (Ảnh của Jim Zuckerman)  
Hình 3: Đặt đường chân trời ở 1/3 trên để nhất mạnh đồng cỏ, thay vì bầu trời (Ảnh của photoanswers.co.uk)

Quy tắt ý nghĩa vàng

Quy tắc này được phát triển từ thời Hy Lạp cổ đại, nó rất cơ bản nhưng lại phức tạp hơn quy tắc một phần ba. Nguyên tắc chính của nó dựa vào đường chéo của khung hình và các giao điểm từ đường nối từ đỉnh còn lại vuông góc với đường chéo. Các chủ đề sẽ được đặt vào các tiếp điểm và trên các đường nối. Quy tắc này còn được gọi là “góc vàng”. Ngoài ra quy tắc này còn có một dạng khác, được gọi là “Ốc vàng” hay “Chữ nhật vàng”
  

  

 
Quy tắc này lôi kéo sự tập trung tương tự như quy tắc một phần ba. Nó phân bố giống như các tòa nhà hay cuốn sự chú ý vào phần tâm của đường cong.  Mục đích chính là tạo ra một bức ảnh hấp dẫn bằng trực quan, nắm bắt được sự chú ý của người xem. Cả hai quy tắc này đều dẫn mắt người xem đến những nơi cần nhấn mạnh, để nói lên nội dung chứa đựng phía sau bức ảnh. Vì thế chúng ta cần sắp xếp những yếu tố theo quy tắc này cho phép bức ảnh diễn đạt được những gì nhiếp ảnh gia muốn nói. Vì thế, có câu “Một bức ảnh đáng giá ngàn lời” và các nhiếp ảnh gia chính là những người viết chúng.
 

Hình của photoinf.com và jakegarn.com  

Những quy tắc trên có thể xem như một hướng dẫn,  vì thế đôi khi chúng ta có thể phá vỡ chúng có thể tạo ra một hình ảnh hiệu quả hơn.  Rất nhiều nhiếp ảnh gia thường thích phá cách và phá vỡ những quy luật. Điều này không sai, vốn dĩ nhiếp ảnh là môn nghệ thuật tự nhiên, thể hiện theo các chiều cảm xúc. Nhưng nếu bạn chọn phong cách này, thì tôi có một lưu ý: Trước khi Picaso có những hình ảnh phá cách nguệch ngoạc khó hiểu nổi tiếng khắp thế giới, ông là người điêu luyện các kỹ năng và là bật thầy thông hiểu các quy tắc trong hội họa.  Phá cách cũng được hiểu là một quy tắc của “bố cục”. Vì thế, bạn có thể nghe ai đó nói “bố cục nghĩa là không có bố cục” là như vậy. Cho nên trước khi phá cách, bạn hãy thuần thục những nguyên tắt cơ bản này trước, nó là nền tảng của tất cả sự sáng tạo sau này.


Tài liệu tham khảo
- wikipedia.org
- photoinf.com

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00