Góc ảnh thấp - Những lời khuyên và hình minh hoạ

 Tác giả:Peter West Carey

Góc chụp thấp sẽ cho chúng ta nhìn thế giới theo một cách khác. Hầu hết chúng ta nhìn cảnh vật xung quanh ở tầm cao, ít khi chúng ta nhìn từ vị trí sát mặt đất, và khi lớn lên việc này càng hiếm khi xảy ra. Vì thế, chúng ta không biết rằng có một thế giới hoàn toàn khác khi quan sát từ góc thấp! Hơn nữa, những tấm ảnh được chụp từ tầm mắt (khi đứng) có thể gây nhàm chán, do giống với những gì ta thường thấy hằng ngày. Vì vậy, chúng ta được khuyên nên thay đổi góc chụp để có nhiều tấm hình đẹp hơn.

Chú ý: Kỹ thuật chụp ảnh góc thấp không nhất thiết phải đặt máy sát mặt đất, đơn giản chỉ là hướng máy ảnh lên cao, thay đổi góc nhìn bình thường, hay hạ máy ảnh xuống thấp để thay đổi phối cảnh. 

Bên dưới đây là các nguyên tắc về chụp ảnh góc thấp. 

1. Bỏ qua khung ngắm máy ảnh của bạn

Việc đầu tiên ở góc thấp, bạn phải chấp nhận một điều là không thể nhìn qua khung ngắm của máy ảnh. Rất nhiều bức ảnh đòi hỏi đặt máy ảnh ở một góc rất khó có thể ghé được mắt vào máy ảnh khi chụp. Nếu máy ảnh của bạn có một màn hình Liveview LCD, nó sẽ giúp bạn rất nhiều so với nhìn vào khung ngắm. Nếu không, bạn phải tự ước lượng vị trí và dựa vào kinh nghiệm của mình. 

2. Tìm hiểu góc chụp của bạn

Để chụp góc thấp một cách hiệu quả bạn cần có một ống kính góc rộng. Với máy ảnh crop 1.6, một ống kính cỡ 10-22mm có thể hoạt động hiệu quả.Ống kính "mắt cá" cũng có thể dùng trong trường hợp này. Điều này không có nghĩa ống kính zoom sẽ không thể dùng, trừ khi bạn có thể nằm dài trên mặt đất. Nó chỉ hơi khó khăn để làm chủ độ sâu trường ảnh khi dùng ống kính zoom. Một lý do khác, khi bạn dùng ống kính zoom đòi hỏi một không gian đủ lớn để có góc ảnh tốt. 

3. Hiểu rõ khẩu độ và độ sâu trường ảnh

Khi chụp góc thấp bạn cần phải thấy rõ các đối tượng gần cũng như ở xa, đó là một phần sự hấp dẫn của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần phải hiểu rõ máy ảnh cũng như kết hợp nhuần nhuyễn các chỉ số khẩu độ trên ống kính của bạn. Thay đổi các giá trị phơi sáng (khẩu độ và tốc độ) sao cho đạt được độ sâu hình ảnh một cách hoàn hảo từ trước ra sau. Mỗi ống kính đều có ưu điểm và khuyết điểm của nó, vì thế cần hiểu rõ khẩu độ và tiêu cự nào cho hiệu quả tốt nhất. Thậm chí, một số máy ảnh có thể chỉnh được độ sâu trường ảnh, cho hình ảnh sắc nét nhất có thể bằng cách thay đổi khẩu độ và các điểm lấy nét. 

4. Chụp nhiều kiểu ảnh có độ phơi sáng khác nhau

Khi bạn đặt máy ảnh gần mặt đất hoặc chụp vật thể trên cao, bạn nên thay đổi các thông số và chụp nhiều tấm khác nhau để bảo đảm có được tấm ảnh đúng sáng. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian trên máy tính, không phải điều chỉnh lại tất cả mọi thứ. Dĩ nhiên việc này không quá khó vào thời điểm đó, nhưng để bạn có thể chụp nhiều tấm hình có độ phơi sáng khác nhau, thì bạn cần phải học cách điều chỉnh trước khi có thể sử dụng. Nó sẽ tiết kiệm nhiều thời gian của bạn khi vận hành, vì không phải loay hoay tìm kiếm. Thật may mắn, nếu bạn không chụp được một tấm ảnh hoàn hảo lắm về độ sáng, thì chiếc máy tính có thể là vị cứu tinh. Bạn nên thử nhiều cách khác nhau, đơn giản chỉ là thử và sai nhiều lần để học hỏi và rút kinh nghiệm. 

5. Hạn chế phần sáng của bầu trời

Nếu hôm đó là một ngày nắng, thì bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi để ra tấm hình đẹp. Những cân chỉnh ánh sáng và độ phơi sáng của bạn vẫn vận hành rất tốt cho đến khi bạn hạ thấp máy ảnh xuống. Lúc này chủ đề phía trước sẽ trở nên tối hơn, trong khi bầu trời thí chói sáng. Điều gì đang xảy ra?
 
Ở góc thấp, máy ảnh của bạn có thể hướng lên bầu trời đang rất sáng và nó chiếm phần lớn trong bức ảnh của bạn. Máy ảnh sẽ tự động chỉnh tối hơn để thấy rõ chi tiết của bầu trời, vô tình làm chủ đề phía trước trở nên tối hơn. Để chủ đề đủ sáng, bạn cần phải chỉnh bù sáng hoặc phải giới hạn lại khung cảnh trước mặt bạn bằng cách loại bỏ bớt đi bầu trời. Khi hướng máy ảnh lên cao gần mặt trời sẽ làm cho máy ảnh của bạn hoạt động không chính xác, cũng giống như bạn khi nằm xuống đất và nhìn lên mặt trời.Trong bối cảnh này, bạn là người sẽ quyết định chọn phần sáng hay phần tối để chụp.Nếu bạn muốn bức ảnh có nền trời hay nhiều mây, hãy chỉnh bức ảnh thiếu sáng một tí. Nếu bạn thích tiền cảnh sáng hơn thì phải chỉnh bức ảnh dư sáng và chấp nhận bầu trời sẽ sáng hơn. Nhưng ít ra, bạn có thể tự quyết định được điều gì quan trọng nằm trong bức hình của bạn. 

6. Bố cục khung hình

Hãy tưởng tượng khung cảnh của bức hình từ góc thấp trước khi chụp. Cũng giống như chụp ảnh ở vị trí bình thường, bạn cần phải bố cục bức ảnh sao cho phù hợp với yêu cầu. Mọi thứ bạn chụp, có thể là một tảng đá, hay quả táo hoặc bất cứ điều gì. Bạn có thể biến nó trở nên vĩ đại, tuỳ vào bối cảnh bạn chụp. Bởi vì ở góc chụp thấp, các đối tượng ở gần hơn sẽ được phóng đại to hơn. Hãy thử nghiệm với mọi thứ mà bạn muốn. 

7. Chụp, xem lại và chụp lại nhiều lần

Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn gặp nhiều thuận lợi hơn để thử nghiệm các góc chụp và thay đổi độ phơi sáng. Tôi không có thói quen xem lại từng tấm ảnh sau khi chụp trên màn hình LCD, tuy nhiên đó là cách tốt nhất để bạn học hỏi từ những sai lầm của mình. Hãy cứ chụp và xem lại chúng để có những điều chỉnh thích hợp, cố gắng thử lại nhiều lần cho đến khi bạn đạt được tấm ảnh tốt nhất. Cũng đừng nên xóa các nỗ lực thất bại của bạn, trước khi rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Góc ảnh thấp trong nhiếp ảnh cũng là một cách tăng thêm gia vị cho các bức hình của bạn với thế giới xung quanh. Đừng ngại thử nghiệm và chụp từ nhiều góc độ khác nhau. 

Bên dưới đây là vài bức ảnh được chụp từ góc thấp. Không phải tất cả bức ảnh góc thấp thì cần phải đặt máy sát mặt đất. Các hình ảnh cũng sẽ rất ấn tượng khi chụp cao hơn một chút, nhưng vẫn hiển thị được bối cảnh tương tự. Tôi có tìm trên Flickr một vài tấm ảnh để minh hoạ cho bạn dễ hiểu và hy vọng có thể giúp bạn tìm ra nguồn cảm hứng mới để có nhiều tấm hình đẹp hơn.

 

 

Tác giả có sử dụng hình ảnh có bản quyền của Sunset, Ryan SB, AlwaysBreaking,  Lastbeats, Ecstaticst, John Ryan, ToniVC, Brandon Doran, VOD Cars,  MightyBoyBrian, Richard Fraser, JonathanCohen, Fernando, Kennysarmy, Jonmartin, Porro, Jamesjustin, Blenty, www.hafizismail.net và Ewilfong.

Dịch và tổng hợp từ nguồn www.digital-photography-school.com

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00