Cách sử dụng không gian âm

Trong phần trước, chúng ta đã biết thế nào là một không gian âm. Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng nó. Như đã biết không gian âm, ít có khả năng thu hút mắt người xem, do đó nó dễ dàng bị bỏ qua. Vì thế chúng ta phải tập quan sát và phân tích chúng. Tìm hiểu vai trò của nó để áp dụng vào trong bức hình của mình.

Để thực tập điều này, bạn hãy tưởng tượng mình là một họa sĩ. Bạn chỉ vẽ phần xung quanh chủ đề trước khi bắt đầu với chủ đề và vận dụng nó vào bức hình chụp. Không gian âm gây được tác động mạnh khi nó tạo ra một hình dạng hay mang một ý nghĩa nghệ thuật nào đó.

(Hình của Jcgr trên flickr)

Hình ảnh sẽ trực quan hơn, khi không gian âm và không gian tích cực đối lập hoặc trái ngược nhau. Để nhận biết hình dạng của không gian âm, cần phải nhìn bức hình ở nhiều hướng khác nhau, như quay ngược nó lại. Điều này sẽ tạo cho chúng ta một cơ hội khác để khám phá, tìm ra được hình dạng mới của chủ đề và không gian bên ngoài, xem chúng tương tác với nhau như thế nào. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, không gian tiêu cực xuất hiện bất cứ nơi nào trong bức hình, nó có thể nằm dọc theo khung ảnh hay bị trói buộc bởi vùng ảnh tích cực bên ngoài.
 

Chủ đề của bức hình này là cái hang, nên không gian âm chính là vùng sáng nhỏ nằm ở giữa, nó bị bao phủ bởi không gian tích cực bên ngoài - (Hình trên flameofheavenjustinpassion.blogspot.com)

Một trong những ví dụ sau cho chúng ta thấy được sự tương tác hay có kết nối giữa hai không gian này. Chủ đề chính của bức hình là hai người phụ nữ đang nói chuyện, phần còn lại là không gian âm, thoáng nhìn chúng ta không nhận ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa chúng, tuy nhiên khi nhìn kỹ chúng ta thấy trên đầu họ dường như đang đội một chiếc nón lông của thổ dân và người kia như có gắn một móc sắc. Dù tình huống này là tương tác mang tính “tiêu cực”, nhưng nó là một ví dụ rõ nhất cho thấy có những kết nối qua lại giữa hai không gian này. 

(Hình trên blog www.full-monte.com) 

Cách sử dụng không gian âm trong bố cục nhiếp ảnh

Những lời khuyên sau đây về cách sử dụng không gian âm được đúc kết lại từ kinh nghiệm thực tế của các nhà thiết kế mỹ thuật, nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia và nhà phê bình nghệ thuật. Chúng ta không chỉ lấp vào không gian trống này những đối tượng, mà còn phải sử dụng nó hiệu quả. Khi chúng ta nói về “không gian” ngụ ý muốn nói về “không gian âm”.

Cách phân bố bằng cách đặt chủ đề ở giữa, nó sẽ tạo xu hướng trung hòa và đưa không gian âm ra nằm ở phần ngoại vi khung hình, một cách đồng đều và đối xứng. Cách này tạo ra một cảm giác tĩnh, yên lặng và trịnh trọng. Dù điều này không thuận với cách nhìn của mắt. Vì thế chủ đề thường được đặt xa tâm theo một tỷ lệ nào đó, điềy này sẽ kích hoạt các không gian và làm nó trở nên sống động. Không gian phân bố không đồng đều có xu hướng làm việc tốt hơn, nó kết nối hay liên kết các yếu tố bên trong hình ảnh. Ngược lại, với sự phân bố đồng đều, không gian làm cho đối tượng trở nên độc lập.

Hình dạng không gian được hiểu là hình dạng tạo ra bởi không gian âm, vấn đề hình dạng này sẽ như thế nào để hỗ trợ được chủ đề. Hình dạng quá thu hút sẽ cạnh tranh và khi đó có thể lấn áp với chủ đề. Hoặc đôi khi nó thiết lập một hình nền hay dạng hình đảo ngược, làm mắt chúng ta bị lừa không biết phải tập trung vào chủ đề hay không gian âm.

(Hình của Alex)

Kích thước của nó  tỷ lệ giữa không gian âm và không gian tích cực là một trong những vấn đề lớn phải giải quyết, nó không có quy tắc đúng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên tỷ lệ 1:1 được cho là cân bằng và hài hòa. Nếu tỷ lệ này khác đi, sẽ làm mất đi tính cân bằng, cụ thể nó sẽ tạo ra sự không ổn định, áp đảo và khó khăn. Sự cân bằng là điều dễ dàng đạt được, tuy nhiên nó không tạo ra những thách thức cho bức hình. Không gian nhiều hay ít tùy vào ý đồ (trừ khi vô tình), không gian hẹp, sẽ làm chủ đề chật chội, đông đúc, khó có khả năng thu hút. Trong khi quá rộng sẽ lấn áp chủ đề, làm chủ đề bị mất hút.

Không gian định hướng không gian âm có thể định hướng hay tạo ra một sự chuyển động cùng chiều hoặc trái chiều của chủ đề. Không gian nằm bên dưới tạo cảm giác chủ đề bay lên, và nếu nằm ở trên thì chủ đề đi xuống, tương tự cho hai vị trí bên trái và bên phải hoặc nằm ở các góc. Tuy nhiên nó chỉ mang tính tương đối, và phụ thuộc nhiều vào hướng của chủ đề.

Trong hai tấm hình trên, không gian âm đều nằm bên phải, nhưng tùy theo hướng của chủ đề nó tạo ra hai hướng di chuyển khác nhau. Hình một chủ đề có khuynh hướng bị đẩy nhanh về bên phải. Trong khi hình thứ hai, chủ đề hướng theo chiều ngược lại, nhưng vẫn tạo ra lực đẩy chậm về phía phải. 

Làm xao lãng một không gian âm quá hấp dẫn hay nổi bật sẽ thu hút sự chú ý của người xem, làm mất tập trung và giảm đi thông điệp bên trong bức ảnh. Tấm hình sau đây, bạn tập trung vào nơi nào trước tiên.

(Hình của Don Moorcroft từ flickr)

Những phản ứng từ không gian âm như chúng ta đã nói ở phần đầu, không gian âm có thể tạo ra các phản ứng tình cảm khác nhau. Chúng có thể là hiu quạnh, trống vắng, trong sạch, tinh khiết, cảm giác thiên đường, dạt dào, cởi mở, sự cằn cỗi, bao la, yên lặng, bình yên, khan hiếm, chất lượng, xa hoa, kiểu cách, dồi dào, rộng lượng, đơn giản, hoang phí, kiêu ngạo, hay ưu tú. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào tâm lý của từng cá nhân. Đó chính là không gian của từng người, không gian chung quanh chúng ta, và tất cả chúng ta đều cần có. 

(Dịch và biên soạn lại từ bài viết “Hình ảnh và yếu tố tâm lý” của tiến sỹ triết học John Suler)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00