Sự hình dung và diễn đạt trong nhiếp ảnh

Tâm lý học mô tả diễn đạt bằng ngôn ngữ và sự hình dung là hai cách cơ bản, chúng ta dùng để quản lý những ký ức và xử lý các thông tin. Một số nhà nghiên cứu gọi chúng là hệ thống điều khiển "lời nói" và sự “tưởng tượng”. Bình thường, chúng ta thường suy nghĩ trước các từ sẽ dùng và sau đó nói ra thành lời. Nhưng đối với mắt, khi chúng ta nhìn vào một bức ảnh thuở nhỏ của mình, các ký ức thời thơ ấu hiện lên trong tâm trí của chúng ta. Ngôn ngữ nằm ở bên trái của não bộ, trong khi các hình ảnh trong ký ức xảy ra ở bên phải. Hai não bộ này đồng thời chỉ ra hai cách cơ bản con người thể hiện bản thân mình với những người khác, đó là các từ ngữ trong lời nói và hình ảnh tưởng tượng. 

Hình của Sortvind

Hệ thống điều khiển lời nói có xu hướng liên quan đến suy nghĩ, thường là những khái niệm, nhận thức, định hướng và căn cứ thực tế. Từ ngữ chỉ là sự trừu tượng hóa những gì chúng ta đang cập đến bằng cách dùng những từ tương tự để diễn đạt:  Khi chúng ta nói đến “Cây” không có nghĩa nó là cái cây ta thấy. Chúng ta sắp xếp các từ trong một câu để chúng ta có thể giao tiếp với những người khác. Những cố gắng thể hiện bằng lời nói đòi hỏi cần được kiểm soát bởi ý thức. Vì ngôn ngữ phát triển để giao tiếp, nên hệ thống điều khiển lời nói bị ảnh hưởng bởi các nhu cầu trong đời sống thực tại của chúng ta. 

Trong khi hệ thống điều khiển sự tưởng tượng có xu hướng ảnh hưởng nhiều hơn với tính nhạy cảm, cảm xúc, ký ức và cá nhân. Những hình ảnh dễ dàng khơi dậy các cảm xúc, không chỉ khi nhìn, mà cả khi chúng ta cảm thụ và xúc cảm âm thanh. Những hình ảnh này chứa đựng các yếu tố riêng biệt mà mắt có thể cảm nhận được, nhưng tâm trí chúng ta lại phản ứng đầu tiên với những hình ảnh ấn tượng. Hình ảnh có khả năng thể hiện nhiều hơn so với diễn đạt bằng từ ngữ, nó là các công cụ của trí tưởng tượng, suy nghĩ, và chủ nghĩa hình tượng. Nó mang lại cảm xúc và những ký ức tự nhiên. Giống như khi mơ, chúng diễn ra trong vô thức. Do các trẻ sơ sinh tiếp xúc với thế giới chung quanh, thông qua các hình ảnh trước chúng học được ngôn ngữ, vì thế chúng ta có thể cho rằng hệ thống điều khiển sự tưởng tượng là một phương thức cơ bản nhất được con người sử dụng.

Hầu hết mọi người dựa trên hai hệ thống này cho hoạt động nhận thức. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng một số người có khả năng tưởng tượng tốt hơn trong khi những  người khác có khả năng diễn đạt tốt hơn. Đây là sự khác biệt hữu ích cần lưu ý đối với một nhiếp ảnh gia.

Một số người bị quyến rũ bởi nhiếp ảnh và thiết kế trực quan, vì họ là những người có khả năng tưởng tượng mạnh mẽ. Họ có xu hướng suy nghĩ theo cách họ thấy và thích thể hiện mình theo cách đó. Tuy nhiên, khả năng diễn đạt bằng lời của họ có thể không được phát triển đầy đủ. Họ thường gặp khó khăn khi nói về các hình ảnh, ngay cả khi nói về bản thân của họ. Họ có thể chụp các tấm hình một cách tuyệt hảo mà không cần phải nói làm thế nào hay thực hiện điều đó ra sao hoặc vì sao những hình ảnh của họ đẹp như thế. Họ chỉ sử dụng trực giác cảm nhận hình ảnh môi trường xung quanh và biết làm thế nào để nắm bắt nó một cách hiệu quả.

Trong khi, một số người khác có thể diễn đạt rất tốt bằng lời nói, họ thích trò chuyện và nghĩ cách nói cho thật hay, nhưng họ không thể hiểu được ngôn ngữ hình ảnh trong bức ảnh. Họ gặp khó khăn khi muốn bố cục tốt hình ảnh và rất thích thú khi được ai đó hướng dẫn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu có thể kết hợp hai hệ thống nói trên, thì đó là điều rất hữu ích để cải thiện kỹ năng hiểu biết về thiết kế trực quan, cũng như khả năng diễn đạt hình ảnh của mình. Khả năng diễn đạt cho phép nói những hiểu biết về hình ảnh, những gì nên làm và những gì không nên làm, từ đó sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Hình ảnh cung cấp những cảm giác hữu hình mang đến nền tảng, mở rộng và làm phong phú thêm cách trò chuyện của chúng ta về nhiếp ảnh . Sự tưởng tượng và sự diễn đạt hỗ trợ tăng cường lẫn nhau. Chú ý nếu bạn biết cách diễn đạt hình ảnh của mình với mọi người, bạn sẽ cải thiện được kỹ năng chụp ảnh của bạn.

Tất nhiên, một hình ảnh không thể tự nó phân tích hay đánh giá bằng lời nói. Những hiệu quả tâm lý mạnh mẽ của một số hình ảnh không phải lúc nào cũng diễn đạt bằng lời nói dễ dàng. Vì thế có câu “một hình ảnh đáng giá bằng ngàn lời”. Một số người, đặc biệt có hiểu biết về thiền học, có thể biết rõ được những tác động vì sao bức hình bị phá hủy. Do bởi chúng ta mất đi một cái nhìn cơ bản, toàn diện, những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh, và những hiệu ứng cảm xúc của trải nghiệm thị giác.

Những đánh giá lê thê sẽ làm nhàm chán. Nhưng nếu không thể diễn đạt một cách hoàn thiện, thì những hình ảnh tự nó ít nhiều vẫn có thể phản ánh được cảm giác . Đó là lý do một số người kiên định với ý kiến không nói về hình ảnh của mình. Mặt khác, yếu tố năng khiếu hay thiên tài cho phép một số người có khả năng tạo ra những hình ảnh xuất chúng và mang nhiều ý nghĩa, nhưng lại không cho họ có khả năng nói hay diễn đạt về hình ảnh của mình, vì thế khó ai nhận ra hoặc hiểu những ý nghĩa cao siêu của nó. Chỉ đến khi người khác bắt đầu nói về công việc của họ và phân tích vì sao đó là một tác phẩm tốt. 

(Dịch từ bài viết “Hình ảnh và yếu tố tâm lý” của tiến sỹ triết học John Suler)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00