Phần 1: Cơ bản về lộ sáng (Exposure)

Phạm vi bài viết dành cho máy ảnh DSLR:

Phần 1: Cơ bản về lộ sáng (Exposure)
Phần 2: Điều chỉnh mức lộ sáng
Phần 3: Tam giác lộ sáng và mối liên hệ của các thành phần
Phần 4: Các vấn đề liên quan đến lộ sáng
Phần 5: Biểu đồ Histogram và cách đọc thông tin.

 

Có ba thuật ngữ tương tự cần phân biệt liên quan đến thuật ngữ “Exposure”, đó là Lộ sáng, Phơi sángLọt sáng. Từ “Lộ sáng” là danh từ chung (Exposure) chỉ mức độ tiếp xúc ánh sáng của cảm biến hình ảnh (hay phim) trong máy ảnh.  Trong đó, từ “Phơi sáng” được hiểu là lộ sáng trong một thời gian dài và từ “Lọt sáng”“Lộ sáng” không có chủ ý, nghĩa là vô tình làm ánh sáng rơi vào máy ảnh.

Ý nghĩa cơ bản của việc lộ sáng, quyết định đến phạm vi tông sáng tối của bức ảnh, người chụp phải bảo đảm một mức độ sáng thích hợp tiếp xúc với cảm biến hình ảnh (hay phim) bằng cách điều chỉnh thời gian tiếp xúc (Tốc độ màn trập) và cường độ ánh sáng (khẩu độ điều tiết độ mở lớn nhỏ của ống kính). Từ đây hình ảnh hình thành do cảm biến hình ảnh (hay phim) tích lũy ánh sáng trong quá trình tiếp xúc. 

Để tìm ra giá trị khẩu độ và tốc độ màn trập, chúng ta phải đo sáng. Với máy ảnh du lịch, quá trình này hoàn toàn tự động. Tuy nhiên với máy ảnh DSLR, nó đòi hỏi người sử dụng hướng dẫn cách đo và nơi muốn đo trong một khung cảnh.

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tất cả đều ý thức được hệ thống đo sáng của máy ảnh là không hoàn toàn chính xác, vì kết quả đo sáng phụ thuộc vào độ phản xạ ánh sáng (hay mức độ hấp thu ánh sáng) của chủ đề. Thực vậy, trong một môi trường ánh sáng không hề thay đổi, chủ đề có màu sáng phản xạ nhiều chủ đề màu tối, dẫn đến máy ảnh cho ra hai kết quả đo sáng khác nhau. 

Chính vì lý do này trong máy ảnh, nhà sản xuất tính hợp nhiều phương thức đo sáng khác nhau, thích ứng được theo từng môi trường thực tế và các điểm linh động cho phép người dùng chỉ định nơi cần đo sáng.

Yếu tố lộ sáng ảnh hưởng và liên quan đến các vấn đề sau: 

Phạm vi động hay phạm vi tông ảnh (Dynamic Range)

Đây là vấn đề lớn nhất liên quan đến máy ảnh và mức lộ sáng. Phạm vi động của máy ảnh là có giới hạn, tùy vào từng loại máy ảnh hay hãng sản xuất máy ảnh. Phạm vi động được hiểu đơn giản là khả năng hiển thị chi tiết hình ảnh trong vùng sáng hay tối. Một máy ảnh có phạm vi động vào khoảng 4 Ev, có nghĩa chúng ta vẫn có thể thấy rõ chi tiết trong vùng ảnh trung tính (vùng máy ảnh đo sáng tại đó) dù tăng hay giảm 2 EV. Nếu vượt ra khỏi khả năng này của máy ảnh, chúng ta cần điều chỉnh mức lộ sáng thích hợp hoặc áp dụng các thủ thuật liên quan đến việc chụp nhiều tấm hình với mức lộ sáng khác nhau sau đó ghép lại. Trong máy ảnh chức năng chụp bủa vây (Auto Exposure Braketing) là một ví dụ. Thông tin phạm vi động của máy ảnh thường không được công bố chính thức trừ một số hãng máy ảnh danh tiếng. 

Các họa tiết trên áo vẫn thấy rõ dù nằm trong vùng sáng - Hình của J.Borodina 

Tông sáng trung tính (Mid-tone)

Đây là một trong những điều thú vị nhất của máy ảnh, để hiểu rõ điều này chúng ta thử chụp hai tấm hình. Một chụp tấm bìa đen và một chụp tấm bìa trắng, bố cục sao cho tấm bìa chiếm hết khung hình. Sau khi chụp, bạn sẽ nhận một kết quả rất bất ngờ. Cả hai tấm hình đều có màu xám. Điều này được hiểu như sau, vùng ảnh được máy ảnh đo sáng, sẽ được tiêu chuẩn hóa thành tông sáng trung tính có màu xám 18%, bằng cách điều chỉnh độ sáng của vùng ảnh. Màu đen của tấm bìa được chuyển thành tông sáng trung tính bằng cách nâng độ sáng lên, nên màu đen biến thành màu xám. Tương tự màu trắng của tấm bìa bị giảm xuống, nên nó cũng biến thành màu xám. Điều này cho thấy, chỉ định vùng đo sáng là rất quan trọng trong việc chụp đúng màu sắc. Người ta thường chọn màu xám trung tính trong một khung cảnh để đo sáng, vấn đề làm sao xác nhận được vùng ảnh nào có tông sáng trung tính. Vì thế thẻ xám 18% (phản chiếu 18% ánh sáng) được sử dụng để đo sáng. Trong máy ảnh, một trong những chức năng cho phép cân chỉnh màu đó là chức năng cân bằng trắng (White Balance). 


Vùng đỏ ở trên là khung hình chụp của tấm ảnh thứ 1 và thứ 2, bên dưới là kết quả hình ảnh chụp được 

Phương thức đo sáng (Metering)

Trong thực tế, độ sáng trong một khung cảnh không hề giống nhau, vì thế máy ảnh sẽ biết nên đo sáng ở đâu. Do quá trình tiêu chuẩn hóa vùng sáng thành màu xám trung tính, nên khi đo sáng ở vùng sáng, thì vùng tối sẽ tối thêm, ngược lại đo sáng ở vùng tối thì vùng sáng sẽ sáng thêm. Để giúp máy ảnh xác định chính xác vùng cần đo và phương thức  đo, các nhà sản xuất máy ảnh thiết kế ra nhiều phương thức đo sáng. Ba phương thức phổ biến nhất trong máy ảnh DSLR là: đo sáng từng vùng sau đó tính bình quân (Matrix hay Evaluative), đo sáng một vùng ảnh nhỏ (Spot) hoặc vùng ảnh lớn (Center Weighted Average) hiển thị tại trung tâm khung hình. Các phương thức này bộc lộ ưu điểm và khuyết khác nhau trong từng trường hợp. Và không có phương thức nào là vượt trội hoặc chính xác tuyệt đối.

Đối với trường hợp đo sáng tại nhiều vùng, thường đúng trong hầu hết điều kiện ánh sáng bình thường, đồng đều và không quá chênh lệch. Với cách này, xác định vùng đo sáng không quá quan trọng vì nó đo tất cả các vùng. Tuy nhiên với hai cách còn lại, đặc biệt phương thức đo sáng theo vùng nhỏ, chọn vùng đo sáng là rất quan trọng. Việc hướng vùng trung tâm khung hình vào nơi cần đo sáng, có thể phá bố cục của khung hình, nên trong máy ảnh hai chức năng đo sáng và khóa sáng được thiết kết để hỗ trợ và khắc phục tính năng này. 

Sử dụng đo sáng tự động trọng tâm hay đo điểm, để gương mặt chủ đề đủ sáng trong
tình huống hậu cảnh quá sáng - Hình trên trang imageblogs.org
 

Khẩu độ và tốc độ.

Kết quả của việc đo sáng thể hiện ở cặp giá trị khẩu độ và tốc độ màn trập. Tuy nhiên, chúng ta có thể có nhiều lựa chọn ở cặp giá trị khẩu độ và tốc độ màn trập, nhưng vẫn bảo đảm cùng mức lộ sáng. Vậy làm thế nào để chọn cặp giá trị này một cách thích hợp, câu trả lời nằm ở người dùng. Muốn nắm bắt sự chuyển động của chủ đề, chúng ta sẽ ưu tiên điều chỉnh tốc độ màn trập nhanh hoặc chậm, trong khi muốn kiểm soát độ sâu trường ảnh thì sử dụng khẩu độ để điều tiết độ mở rộng hẹp của ống kính. Trong máy ảnh chế độ chụp P (Program) được thiết kế cho phép điều chỉnh thích ứng theo yêu cầu ở trên. 

Chụp tốc độ chậm xóa mờ các chuyển động của nước – Hình của Steven Fey 

 

(Dịch và biên soạn lại theo chuyên đề “Master of Exposure” trên tạp chí Digital Camera)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00