Bộ lọc chống răng cưa – Anti Aliasing filter (AA filter)

Trong lần phát hành máy ảnh Nikon D800E đầu năm 2012, Nikon đã tuyên bố loại bỏ bộ lọc chống răng cưa ra khỏi máy ảnh D800E để tăng độ sắc nét. Đây là điều mà Leica M9, Fuji X100, X-pro1 và rất nhiều máy ảnh khổ trung bình (medium fomat) đã làm trước đó. Vậy bộ lọc chống răng cưa là gì, nó đóng vai trò ra sao khi xử lý ảnh. 

Hình ảnh kỹ thuật số.

Hình kỹ thuật số tạo nên từ các điểm ảnh, các đường nét ta thấy thực chất chỉ là sự gắn kết các điểm ảnh lại với nhau. Ở phạm vi lớn nhất, các điểm ảnh được phóng đại to lên, chúng ta thấy sự thô ráp do bởi hình dáng vuông vức của nó. Trong hình kỹ thuật số, không tồn tại đường thẳng lý tưởng, mà chỉ có đường thẳng gập ghềnh. Mức độ sự gập ghềnh giảm xuống khi kích thước điểm ảnh được thu nhỏ và hình thành nên đường nét.


Hình bên trái nguyên thủy và hình bên phải có sử dụng bộ lọc chống răng cưa

Trong hình ở trên, đường màu đỏ là đường thẳng lý tưởng, đường màu xanh là đường thẳng kỹ thuật số, ở mức độ nhỏ đường màu xanh trông giống như đường thẳng lý tưởng. 

Vai trò bộ lọc chống răng cưa

Bộ lọc chống cưa có trong các chíp xử lý trên các card đồ họa của máy tính hay trong máy ảnh, nhiệm vụ của nó đưa thêm các thông tin vào các đường KTS sao cho độ gồ ghề được giảm bớt. Bằng cách bổ sung các điểm màu phụ vào đúng vị trí trong hình ảnh, tạo sự mượt mà đánh lừa mắt người xem. Để làm được điều này máy ảnh phải xây dựng những thuật toán nội suy để xác định nơi nào cần giảm độ thô ráp và màu phụ nào cần bổ sung để làm mịn hình ảnh.  Nên mất nhiều thời gian để xử lý ảnh.

Ở tỷ lệ phóng đại nhỏ, hình ảnh có sử dụng bộ lọc chống răng cưa trông tự nhiên.  Ngược lại hình ảnh không sử dụng bộ lọc này vẫn còn độ thô ráp, nhưng trông sắc nét hơn (hình trên).

Đối với các chi tiết có kích thước lớn, việc xử lý này không gặp nhiều vấn đề. Nhưng với các chi tiết quá nhỏ, những thông tin phụ gặp khó khăn khi bổ sung vào. Do hạn chế bởi độ phân giải, hình ảnh không có khả năng thể hiện hết các thông tin. Các điểm nội suy mới hình thành để giảm răng cưa có thể nằm chồng lấn lên trên các chi tiết khác. Tạo nên hiện tượng giao thoa và hình thành bề mặt sóng trên hình ảnh. Đây là vấn đề lớn nhất gặp phải với bộ lọc răng cưa.

   Hình ảnh không sử dụng                 Hình ảnh có sử dụng bộ lọc chống răng cưa. Sóng
    bộ lọc chống răng cưa                 hình thành trên bề mặt hình ảnh có nhiều chi tiết bé
 

Phần kết

Hiện tượng giao thoa này làm suy giảm chất lượng hình ảnh ở phương diện nào đó. Vấn đề này càng tăng lên với các máy ảnh có độ phân giải cao và số điểm ảnh lớn. Đó cũng là lý do, những nhà sản xuất máy ảnh khổ trung bình (medium format) là những người tiên phong loại bỏ bộ lọc này. Gỡ bỏ bộ lọc này cho phép máy ảnh tăng khả năng chụp liên tục và hình ảnh có nhiều chi tiết nhỏ sẽ sắc nét hơn. 

(Bài có sử dụng hình ảnh minh họa của trang www.wfu.edu).

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00