Hệ thống Micro Four-Thirds (MFT)

Hệ thống Micro Four Thirds là một tiêu chuẩn mở được tạo ra bởi Olympus và Panasonic. Hệ thống này chính thức công bố vào ngày  5 tháng 8 năm 2008. Các tiêu chuẩn được thiết kế cho máy quay và máy ảnh thay đổi được ống kính và không có gương lật.


MFT chia sẻ các thông tin kích thước nguyên thủy cảm biến hình ảnh và chi tiết thông số kỹ thuật được thiết kế cho dòng máy DSLR với hệ thống MFT. Theo thiết kế tiêu chuẩn của MFT, máy ảnh sẽ không có gương lật và lăng kính năm cạnh. Điều này cho phép nhà sản xuất làm ra máy ảnh nhỏ gọn, thu ngắn khoảng cách từ ống kính đến cảm biến hình ảnh. Nên ống kính làm ra cũng sẽ nhỏ hơn. Thiết kế cũng cho phép tất cả ống kính đều có thể sử dụng trên các loại máy ảnh MFT thông qua ngàm chuyển đổi thích hợp và máy ảnh có thể điều khiển ống kính lấy nét tự động.

Kích thước cảm biến hình  ảnh của dòng máy MFT tương đương 18mm x 13.5mm (hoặc 17.3mm x 13.0mm), nhỏ hơn 40% so với kích thước cảm biến hình ảnh APS-C và lớn hơn 9 lần so với kích thước cảm biến máy ảnh du lịch. Kích thước này được tiêu chuẩn dựa theo phim 110 truyền thống. 

Hệ thống Four-thirds sử dụng cảm biến có tỷ lệ là 4:3. Tỷ lệ này giống với các máy ảnh du lịch, nhưng khác so với dòng APS-C và Full-frame của máy ảnh DSLR. Các dòng này chủ yếu dùng tỷ lệ 3:2 giống với tỷ lệ tấm phim truyền thống 36x24mm. Các máy ảnh MTF có thể ghi nhận hình ảnh theo nhiều tỷ lệ khác nhau như 4:3, 3:2, 16:9 và 1:1. Ngoại trừ tỷ lệ 4:3 tận dụng hết kích thước cảm biến, các tỷ lệ còn lại đều loại bỏ một số phần để đạt tỷ lệ mong muốn. Với khả năng này, hệ thống MFT cho phép tích hợp tính năng quay phim HD vào máy ảnh.

Năm 2009, Panasonic Lumix DMC-GH1 công bố máy ảnh có khả năng ghi nhận tất cả các tỷ lệ mà không cần loại bớt thông tin thừa trên cảm biến. Tính năng này được gọi là khả năng chụp “đa khổ”. Để làm được điều này hãng phải sản xuất cảm biến có kích thước lớn hơn bình thường . Bảo đảm các tỷ lệ hình ảnh tận dụng được tối đa kích thước cảm biến tiêu chuẩn (luôn có đường chéo bằng với 22.5mm bất kỳ tỷ lệ nào).

Hệ thống MFT còn tạo ra một ngàm tiêu chuẩn mới để ống kính gắn sâu vào trong nửa thân máy. Nên máy ảnh có thể sử dụng các ống kính góc rộng  có tiêu cự ngắn hơn 20mm. Do máy ảnh MFT không có gương lật, nên bề dày sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Đường kính ngàm gắn ống kính là 38mm, ngắn hơn 8mm so với tiêu chuẩn của Four-thirds.  MFT dùng 11 điểm kết nối điện tử để giao tiếp với ống kính, tăng thêm 9 điểm so với tiêu chuẩn của Four thirds. Olympus đòi hỏi tính tương thích cho tất cả ống kính từ trước của Four thirds có thể gắn trên thân máy ảnh MFT, nên ngàm MFT được thiết kế để có thể sử dụng cho hai loại: cơ học và điện tử. Các ống kính dùng ngàm Leica M, Leica R, Olympus OM cũng tương thích với máy MFT thông qua ngàm chuyển đổi của Panasonic và Olympus. Bên cạnh đó còn hỗ trợ các loại ngàm truyền thống như là Leica Screw, Contax G, Canon, Nikon, và Pentax. Thực tế cho thấy, các ống kính máy ảnh, loại máy có khoảng cách từ ngàm đến cảm biến hình ảnh lớn hơn 20mm, đều có thể sử dụng trên máy ảnh MFT thông qua ngàm chuyển đổi. Tuy nhiên các ống kính thời kỳ đầu không dùng được tính năng lấy nét tự động, nên phải lấy nét bằng tay. Nói một cách ngắn gọn tất cả ống kính đang tồn tại có khả năng gắn với ngàm chuyển đổi, đều có thể sử dụng trên máy MFT.


Máy ảnh cho phép dùng một trong hai cách sau để ngắm chụp. Một là nhìn qua khung ngắm điện tử (electronic viewfinder) và hai là dùng màn hình LCD (liveview) phía sau thân máy. Khung ngắm điện tử giống như nhìn vào một màn hình LCD nhỏ bên trong, khác với khung ngắm quang học, người dùng thấy được hình ảnh như trong thực tế.

So với máy ảnh du lịch, máy ảnh MFT vượt trội về kích thước cảm biến hình ảnh, cho chất lượng hình ảnh cao và có khả năng thay đổi ống kính. Cho phép máy ảnh tận dụng tối đa độ mở lớn của ống kính và kiểm soát tốt chiều sâu ảnh trường (DOF). Tuy nhiên giá thành còn khá cao và kích thước cũng lớn hơn so với máy ảnh du lịch.

Với máy ảnh DSLR, máy ảnh MFT trông nhỏ gọn hơn. Cảm biến hình ảnh cũng nhỏ hơn, nên vùng ảnh rõ sẽ nhiều hơn, hiệu quả xóa phông cũng giảm đi.  MFT thiếu đi những tính năng quan trọng khác như khung ngắm quang học và đèn flash theo máy. Tuy nhiên do không có gương lật, nên các ống kính góc rộng được thiết kế dễ dàng hơn với giá thành thấp và cho hình ảnh sắc nét.

(Theo wikiperdia.org)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00