Chân dung điêu khắc gia Constantin Brâncuşi

Để lại cho nhân loại hơn 1200 bức ảnh và 215 tác phẩm điêu khắc. Tác phẩm của ông được đặt trong các bảo tàng nghệ thuật hiện đại ( New York ), các Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia của Rumani ( Bucharest ), và các viện ảnh nghệ thuật quốc gia ( Washington, DC ), cũng như trong các bảo tàng lớn khác trên thế giới. Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia hiện đang lưu giữ các bộ sưu tập lớn nhất của Brâncuşi, các tác phẩm điêu khắc ông đã sáng tác tại Hoa Kỳ. Nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 135 của ông, chúng ta cùng xem lại các công trình vỹ đại của ông để hiểu về một nghệ sỹ lớn của thế giới. 

Constantin Brâncuşi (1876-1957)

Brâncuşi lớn lên ở làng Hobiţa Romania, Gorj , gần Targu Jiu , gần dãy núi Carpathian của Rumani, một khu vực nổi tiếng với truyền thống phong phú về nghề thủ công dân gian, đặc biệt là khắc gỗ. Những hoa văn và họa tiết của vùng này có thể tìm thấy trong tác phẩm của ông.

Cha mẹ ông là những người nông dân nghèo, đạm bạc, sống bằng sức lao động. Từ bảy tuổi, ông đi lùa đàn vịt cho các gia đình giáo dân. Ông đã cho thấy tài năng của mình qua sự thể hiện các hình tượng trong những điêu khắc trên gỗ. Ông thường bỏ nhà để thoát khỏi sự bắt nạt của người cha và anh trai.

Lúc chín tuổi, Brâncuşi bỏ làng để làm việc ở một thành phố lớn gần đấy. Năm 13 tuổi, ông đã đi đến Craiova  và làm việc tại một cửa hàng tạp hóa trong nhiều năm. Khi ông được 18 tuổi, ấn tượng trước tài năng chạm khắc của Brâncuşi, người chủ của ông đã tài trợ tiền để ông theo học tại Trường Thủ công mỹ nghệ (Scoala de meserii) ở Craiova, nơi ông theo đuổi tình yêu với các chế tác đồ gỗ, và tốt nghiệp với bằng danh dự vào năm 1898.

Sau đó, ông ghi danh vào Trường Mỹ thuật Bucharest, nơi ông được đào tạo về điêu khắc. Ông làm việc chăm chỉ, và nhanh chóng khẳng định tài năng của mình. Một trong những tác phẩm đầu tiên của ông vẫn còn tồn tại ngày nay, đó là một bức tượng người đàn ông với lớp da bị loại bỏ, để tiết lộ các bộ phận cơ bên trong (rendered écorché), được trưng bày tại Athenaeum Rumani vào năm 1903. Dù đó chỉ là một cấu trúc giải phẫu để nghiên cứu, nhưng đã báo hiệu trước những phẩm chất của nhà điêu khắc sau này.


"Nữ thần Muse đang ngủ " là tác phẩm điêu khắc bằng đồng của Constantin Brâncuşi, được trưng bày tại viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan năm 1910,

Năm 1903 Brâncuşi đi du lịch tới Munich và từ đó đến paris. Tại Paris, ông được chào đón bởi các cộng đồng của các nghệ sỹ và tầng lớp trí thức. Ông làm việc hai năm trong các hội thảo Antonin Mercié của viện nghệ thuật École des Beaux , và được mời vào hội thảo của Auguste Rodin. Mặc dù ông rất ngưỡng mộ Rodin, nhưng ông rời phòng làm việc Rodin chỉ sau hai tháng. ông nói rằng, "Không có thể phát triển dưới bóng cây lớn."

Sau khi rời khỏi cuộc hội thảo của Rodin, Brâncuşi bắt đầu phát triển những phong cách mang tính cách mạng mà ông được biết đến. Tác phẩm đầu tiên ông làm là  "The Prayer", là một phần của bia tưởng niệm. Nó miêu tả một phụ nữ trẻ vượt qua chính mình khi cô ấy quỳ xuống, nó đánh dấu bước khởi đầu đại hướng đến sự “trừu tượng”. Qua đó cho thấy nổ lực của ông để miêu tả "sự vật không chỉ là hình thức bên ngoài mà còn có những ý tưởng và bản chất bên trong." Ông cũng bắt đầu làm ra nhiều tác phẩm điêu khắc, hơn là dùng phương pháp phổ biến thời bấy giờ, là dùng các mô hình bằng đất sét hoặc thạch cao để đúc các tác phẩm kim loại, và 1908 ông đã làm ra các tác phẩm điêu khắc theo một cách riêng biệt của mình.


Tác phẩm " cây cột vô tận" của ông ở Targu Jiu, Romania, được phục hồi lại vào năm 2000

Tác phẩm của ông trở nên phổ biến ở Pháp, Romania và Hoa Kỳ. Một trong những người sưu tập , đặc biệt là John Quinn  người mua nhiều tác phẩm của ông, đã khen ngợi và đánh giá cao các tác phẩm của ông. Năm 1913 các tác phẩm của Brâncuşi được trưng bày hai lần tại Salon des Indépendants và tại viện nghệ thuật hiện đại, Armory Show trong lần triển lãm đầu tiên ở Mỹ.

Năm 1920 ông đã làm ra một tác phẩm tai tiếng với lối vào của "Công chúa X". Các hình mẫu có dáng dương vật gây nhiều tai tiếng cho phòng triển lãm của ông, bất chấp lời giải thích đó chỉ là một bức chân dung vô danh, nhưng cuối cùng nó vẫn bị phải tháo bỏ khỏi nơi triển lãm. "Công chúa X" được tiết lộ là Công chúa Marie Bonaparte, là hậu duệ của Napoleon Bonaparte. Brâncuşi đã miêu tả hoặc châm biếm cuộc sống của cô như là một tượng dương vật bóng loáng bằng đồng to lớn. Bức tượng này tượng trưng cho nỗi ám ảnh về dương vật của cô, một người thuộc lớp người sống mẫu mực, và sự tìm kiếm suốt đời để đạt được khoái lạc, qua sự giúp đỡ của Sigmund Freud.

"Công chúa X"

Khoảng thời gian này ông bắt đầu chế tác thủ công cho các tác phẩm điêu khắc của mình vì ông rất coi trọng các tác phẩm của mình. Tác phẩm ở Târgu Jiu đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp nghệ thuật của ông. Trong 19 năm còn lại, ông đã tạo khoảng 15 mẫu, chủ yếu là làm lại các đề tài trước đó và ông rút lui khi còn trên đỉnh danh tiếng. Năm 1956 tạp chí Life đăng, "ông mặc đồ ngủ màu trắng và đội nón màu vàng, bước khập khiễng và nói một cách yếu ớt với các món đồ vô tri mà ông đã tạo ra, như chim cá, những cái đầu, và cây cột vô tận…."

Brâncuşi được chăm sóc trong những năm cuối đời bởi vợ một cặp chồng người tị nạn Rumani. Ông trở thành một công dân Pháp vào năm 1952. Làm thừa kế cho những người chăm sóc ông, ông để lại phòng làm việc của mình và tất cả đồ đạc cho Bảo tàng Quốc gia d'Art Moderne ở Paris.

Ông mất ngày 16 tháng ba năm 1957, ở tuổi 81. và để lại cho nhân loại hơn 1200 bức ảnh và 215 tác phẩm điêu khắc. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Cimetière du Montparnasse ở Paris. Người ta đặt các bức tượng ông sáng tác bên cạnh các ngôi mộ, những bạn nghệ sỹ của ông; trong số đó có bức tượng nổi tiếng "nụ hôn".
 

Tác phầm "nụ hôn"

 

Các tác phẩm của ông

Trích dịch từ nguồn wikipedia

Bài viết có sử dụng hình ảnh của

- londonconstant
- ionileea.blogspot.com
- www.romanianmonasteries.org
- www.pasunautre.com

- romania.ici.ro