Vì sao lịch sử nhiếp ảnh quan trọng

Các thông tin và sự kiện giúp các nhiếp ảnh gia hiểu biết tốt hơn về lịch sử ngành nghề và những con người đã xây dựng lên ngành nhiếp ảnh như hiện nay. Điều này chắc chắn giúp chúng ta có một nền tảng để làm việc tốt hơn. Nếu cố gắng học kỹ thuật thì có thể làm ra những bức ảnh tuyệt vời, nhưng hiểu biết các tác phẩm của những bậc thầy  trong lịch sử sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn bên trong của một tác phẩm và những gì làm cho chúng trở nên vĩ đại.

Điều gì làm bức ảnh tuyệt vời?

Tác phẩm: Lái Tàu - The steerage
Tác giả: Alfred Stieglitz

Nhìn vào các tác phẩm kinh điểm của lịch sử nhiếp ảnh, có một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz với tên gọi “Lái tàu” - The Steerage.
Khó nhận biết được vì sao bức ảnh trở nên tuyệt vời như những lời ca tụng của nhà phê bình lúc bấy giờ. Thậm chí không hiểu được cách bố cục hình ảnh hoặc ý nghĩa của nó như thế nào. Để thấu hiểu được nó, cần có những hiểu biết nhất định. Ngoài những yếu tố hình học được tác giả tìm kiếm trong bối cảnh thực tế, sau đó mang vào bức ảnh để liên kết với cảm xúc của ông về cuộc sống. Sẽ chẳng có ý nghĩ gì nếu bỏ qua những vấn đề lịch sử. Bức ảnh nói về một sự kiện của người nhập cư đến Mỹ trong bối cảnh các quan chức liên quan đang buộc họ phải quay về nhà. Bức ảnh được ca ngợi là một trong những hình ảnh vĩ đại nhất của mọi thời đại vì nó cùng chuyển tải được 2 yếu tố trong một bức ảnh đó là: nhiếp ảnh tài liệu và nghệ thuật hiện đại. Vốn dĩ lúc đó nhiếp ảnh hình tượng đang thống trị. Việc thay đổi là một cuộc cách mạng lớn cho nhiếp ảnh hiện đại sau này.

Lịch sử không tái hiện, nhưng tương lai có thể thay đổi.
Rõ ràng các diễn biến lịch sử có quan hệ mật thiết với việc hình thành tương lai. Khái niệm tuyệt vời hay vĩ đại cũng thay đổi tùy vào xã hội, văn hóa và nhận thức riêng. Sự phát triển luôn tuân thủ chu kỳ: hình thành, phát triển, khủng hoảng, thay đổi và quay lại bước hình thành.
Các bài học lịch sử luôn có ích để kế thừa những tinh hoa và hạn chế những sai lầm trong quá khứ. Chỉ có thể phát triển, nếu xác định được nơi xuất phát. Và chỉ được định hướng nếu chúng ta nhận ra những giá trị xã hội ở tương lai. Điều này chỉ thực hiện được, nếu hiểu rõ quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại, trong đó vấn đề lịch sử là nền tảng để hiểu biết về tương lai.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia vĩ đại đòi hỏi phải tiên phong trong sáng tạo nghệ thuật. Không phải một chiếc máy ảnh tốt có thể giúp bức ảnh trở nên tuyệt vời. Mà cần có những kiến thức khác liên quan đến văn hoa và xã hội, trong đó có cả một phần của lịch sử. Khó có thể nhận ra cái mới nếu không biết được những cái đang hiện hữu hoặc những cái cũ đã xảy ra. Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu đi tính kế thừa.

Một nhiếp ảnh gia đã nói rằng, tôi chẳng cần quan tâm đến lịch sử nhưng vẫn thành công về mặt thương mại. Điều đó không sai trong thực tế, nhưng để có được một định hướng phát triển lâu dài thì chắc chắn không bao giờ có được. Đơn giản nhiếp ảnh đó chỉ phục vụ cho một số đông nào đó. Nếu đa phần trong số họ thuộc tầng lớp “thấp kém” (theo nhiều ý nghĩa) thì chẳng thế nào mang lại những giá trị cao cả để thúc đẩy xã hội phát triển.  

Kết thúc bài viết này là một số nhiếp ảnh gia tiêu biểu, họ là những biểu tượng trong quá trình hình thành và phát triển nhiếp ảnh. Tìm hiểu về họ cũng là cách khám phá nền văn hóa tại mỗi thời điểm của lịch sử nhiếp ảnh.

 

Tác giả: Ansel Adams (20/2/1902 – 22/4/1984) là một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại về ảnh phong cảnh. Một tác phẩm của ông chụp tại công viên quốc gia.

Tác giả: Dorothea Lange (26/5/1895 -11/10/1965) là nhiếp ảnh gia phóng sự, tiêu biểu là bức ảnh chụp người mẹ Dorothea

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00