Người tạo hồn cho hoa lá Cây Cỏ

Imogen Cunningham nổi tiếng với các bức ảnh mang chủ đề trần trụi khỏa thân, nhưng bà còn được biết đến như người mang sức sống cho hoa lá cỏ cây. Công việc của bà với tư cách là một nhiếp ảnh gia đã kéo dài cả thế kỷ, đi qua tất cả quá trình phát triển trong Nhiếp ảnh hiện đại. Bắt đầu với học thuật và ảnh hàn lâm, Cunningham sau đó chuyển sang thời trang để khám phá thể loại ảnh chân dung và trường phái hình tượng. Ở đó bà khám phá tình yêu của mình với các loài thực vật bằng cách sử dụng các kỹ thuật Nhiếp ảnh thuần túy, và được làm bạn trọn đời với những người như Ansel Adams và Edward Western. Cunningham sau đó còn đam mê với Nhiếp ảnh đường phố, nhưng vẫn duy trì các thể loại trước đó cũng như thử sức mình với những cái mới. Đây là công việc đòi hỏi bà phải luôn đi vào tâm điểm cuộc sống của vòng xoáy và chấp nhận những đổi thay, điều đó đã đưa Cunningham vào một hành trình xuyên qua từ khoa học, nghệ thuật và mối quan tâm xã hội. Tất cả đã tạo nên những tác phẩm bất hữu, gắn liền với tên tuổi của bà.

 

Imogen Cunningham được xem là người chị lớn của nhiếp ảnh, sinh thời cùng với nhiều nhiếp ảnh gia lỗi lạc như Ansel Adams. Đến với nhiếp ảnh bằng sự tự do trong tư tưởng, bà tiếp cận mọi thể loại ảnh, nhưng luôn đặt nền móng sáng tạo và phá vỡ mọi khuôn khổ hay quy tắt trong nhiếp ảnh cũng như trong cuộc sống. Chính di sản nghệ thuật hiện đại của Cunningham đã ảnh hưởng đến nhiếp ảnh sau này, nhưng khao khát thử nghiệm của bà là vĩnh viễn. Cunningham đã tinh chỉnh phong cách của mình, quan tâm nhiều hơn đến hoa văn và chi tiết và thể hiện sự đam mê này trong các bức ảnh thực vật, đặc biệt là hoa. Từ năm 1923 đến 1925, bà đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về hoa mộc lan. Những bức ảnh mang tính đương đại pha lẫn ý niệm. Bà thổi vào những hình thù đặc biệt cho những đối tượng để bức ảnh có sức sống. Bà sử dụng các kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh để bức ảnh sắc nét và hợp nhất nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống vào trong ảnh. Những kết cấu và hình dáng tạo người xem liên tưởng hình thể con người không phải vì mục đích làm đẹp, mà để thấy được những nghịch lý phức tạp của cuộc sống.

Hoa mộc lan
Vào giữa những năm 1920, Cunningham đã dành phần lớn thời gian ở nhà để chăm sóc ba con nhỏ. Bà bị mê hoặc bởi những bông hoa trong khu vườn ở California và là phương tiện tốt nhất để tiếp tục làm việc trong khi làm mẹ, bà bắt đầu chụp ảnh những bông hoa này ở khoảng cách gần. Hoa mộc lan, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của bà trong thời kỳ này. Cận cảnh bông hoa được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên. Mặc dù vậy, như nhà phê bình Hilton Kramer đã nói, “vẫn cần những xử lý kỹ thuật làm dịu ánh sáng và sắp đặt để các đối tượng được tạo hình... để chúng hoàn toàn khác các bức ảnh thực vật thông thường. Chi tiết tinh xảo và chính xác phần nhụy hoa, được bố cục ở trung tâm làm những cánh hoa mỏng, nhẹ, mềm mại và mỏng manh hơn. Sự tương tác giữa các bộ phận của hoa làm mê hoặc người xem nhờ ý niệm và kích thích sự tưởng tượng của người xem.

Người ta cũng không ngạc nhiên khi các tác phẩm về thực vật học của Cunningham đã được so sánh với các tác phẩm của Georgia O’Keefe, một họa sĩ hiện đại đáng kính chuyên vẽ hoa táo bạo và gợi tình. Hoa mộc lan chắc chắn tạo ra một sự rung cảm, gợi cảm, tương phản giữa cứng và mềm, cũng như cách tiếp cận gần làm bức ảnh trở nên gần gũi hơn. Một nhà phê bình cho rằng “bức ảnh rõ ràng có ý thức. Thật vậy, với sự sắp đặt của thân cây hoặc bất kỳ phần nào tạo kết nối với bối cảnh làm loài hoa gần như không còn là một bông hoa thuần túy mà mang được ý nghĩa riêng.

Quan điểm về ảnh nghệ thuật
Trong suốt cuộc đời cầm máy ảnh của mình Cunningham đã trải qua nhiều thể loại ảnh, trong đó có ảnh chân dung, ảnh khỏa thân nam nữ, ảnh thực vật và ảnh công nghiệp. Dù là thể loại này, điểm chung của các tác phẩm luôn được bà thể hiện qua sức sống mãnh liệt. Bà thích trường phái nhiếp ảnh hình tượng (Picturial), trường phái chịu nhiều ảnh hưởng từ hội họa, cho nên bà thường dàn dựng công phu theo ý tưởng khi chụp hoa lá thực vật chụp ảnh và cả ảnh chân dung. Ở đấy, các giá trị và ngôn ngữ của mỹ thuật được sử dụng, Cunningham không cố làm ra các bức ảnh để  được người khác công nhận, thay vào đó là sự thể hiện bản thân, muốn được khám phá bản thân mình. Cunningham thể hiện quan điểm tự do và đóng góp cho sự phát triển của nhiếp ảnh bằng cách tham gia vào nhóm f/64 để ủng hộ quan điểm hình ảnh phải sắc nét toàn bộ hay nhóm Photo-Secession và trường phái thuần túy để cách mạng hóa nhiếp ảnh bằng cách thể hiện mọi thứ theo tự nhiên, khai thác và gìn giữ vẻ đẹp trang trọng của chủ thể vốn có.

Thành tựu
Những hình ảnh này giúp bà được so sánh với phong trào do Albert Renger-Patzsch, nhà lãnh đạo nhiếp ảnh của xu hướng khách quan mới của Đức, và chủ nghĩa xác thực của Mỹ. Theo tinh thần này, từ năm 1928 trở đi, bà đã chụp ảnh phong cảnh công nghiệp của nước Mỹ. Và là thời kỳ thay đổi thứ 3 trong cuộc đời nhiếp ảnh của bà. 1967 bà trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Bà cũng được trao bằng Tiến sĩ Nghệ thuật Danh dự của Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thủ công Mỹ nghệ California ở Oakland, và đoạt Giải thưởng Dorothea Lange.  Bà  qua đời năm 1976, ba năm sau người bạn Judy Dater đã xuất bản tập sách chân dung và toàn bộ cuộc phỏng vấn của hai người. Trong suốt cuộc đời nhiếp ảnh của bà, một điều vẫn không đổi bà chụp ảnh thế giới bằng mắt của một người phụ nữ, từ quan điểm khác xa so với thế giới nhiếp ảnh thống trị của thời đại bấy giờ và của chúng ta. Bà là một phần thiết yếu của sự phát triển của nhiếp ảnh hiện đại ở Mỹ. Và cả đời bà đã chiến đấu chống lại sự khuôn khổ và không bao giờ bỏ cuộc. Bộ sưu tập ảnh thực vật của Cunningham hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Oceanside.

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00