Trường phái f/64 trong nhiếp Ảnh

Bài viết của Lisa Hostetler – Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan 

Với sự tiến bộ của công nghệ và khoa học, các nhà sản xuất ống kính luôn tìm cách sản xuất ra các ống kính có độ mở lớn và cải tiến chất lượng hình ảnh. Hầu hết những người sử dụng máy ảnh đều muốn sở hữu một ống kính có độ mở lớn và tận dụng hết khả năng của nó. Tuy nhiên chúng ta không biết rằng từ 1932, một trường phái mới hình thành chuyên chụp ảnh ở khẩu độ f/64 trên máy ảnh khổ lớn. Chúng ta cùng xem bài viết của tác giả Lisa Hostetler của Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. 

Ngày 15 Tháng 11, 1932, tại khu triển lãm MH de Young Museum ở San Francisco, mười một nhiếp ảnh gia đã công bố thành lập nhóm f/64, bao gồm: Ansel Adams, Imogen Cunningham, John Paul Edwards, Preston Holder, Consuelo Kanaga, Alma Lavenson, Sonya Noskowiak, Henry Swift, Willard Van Dyke, Weston Brett, và Edward Weston. Ý tưởng thành lập này đã phát sinh một vài tháng trước đó, tại một buổi tiệc vinh danh tổ chức Weston, được tổ chức tại một phòng trưng bày "683" (nằm trên đường Brockhurst ở San Francisco). Tại đây họ đã thảo luận về việc chuẩn bị thành lập một nhóm triển lãm và phát triển một hướng đi mới trong nhiếp ảnh, để phá vỡ sự độc tôn của trường phái “tranh ảnh” (Pictorialism) đang rất phổ biến ở vùng West Coast thời bấy giờ.

Tên của nhóm được lấy từ khẩu độ nhỏ nhất của máy ảnh định dạng lớn (máy View). Vào thời điểm đó, nó khẳng định ý tưởng của nhóm để thể hiện  những bức ảnh theo một hướng mới hơn là tạo ra một tiếng vang. Edward Weston đã nói rằng, "Chiếc máy ảnh này được sử dụng để ghi lại các hình ảnh trong cuộc sống, cho thấy được thực chất và sự tinh hoa của mọi thứ, bất chấp chủ đề được làm bằng thép hay bằng cơ thể sống".

Một hệ luận của ý tưởng này là máy ảnh có thể nhìn thấy thế giới xung quanh một cách rõ ràng hơn so với mắt người, bởi vì nó không bày tỏ thành kiến với bất kỳ đề tài nào. Nỗ lực của nhóm muốn đưa khả năng "nhìn" rõ nhất của máy ảnh (ở khẩu độ f1/64), như một lời kêu gọi sử dụng khẩu độ f/64 để có được độ sâu lớn nhất của trường ảnh (độ rõ nét), qua đó bức ảnh được phóng lớn nhất gấp nhiều lần vẫn đạt độ sắc nét rất cao khi rửa ảnh, cho phép tạo ra ảnh bằng cách đặt giấy in ảnh tiếp xúc trực tiếp với tấm phim âm bản, thay vì sử dụng một máy phóng chiếu hình ảnh âm bản trên giấy hoặc giấy bóng. Điều này làm thay đổi vai trò người nghệ sỹ từ người rửa hình thành người chọn hình. Người nghệ sỹ chỉ là người chọn khung cảnh và chủ đề để làm ra bức hình mà thôi.


Bức ảnh “Winter Yosemite Valley”, 1933 của Ansel Adams (American, 1902–1984)

Việc sử dụng một máy ảnh khổ lớn (máy View) cho phép người chụp thấy trước được cảnh vật thông qua kính mờ trước khi bức ảnh được chụp và in ra. Tính năng này giống như khung ngắm (viewfinder) trên máy SRL full-frame 35mm. Và chức năng này được sử dụng rộng rãi nhờ vào vai trò của nhóm f/64. Weston gọi chức năng này là "previsualization – thấy trước”.


Bức ảnh “Bedpan”, 1930 của Edward Weston (American, 1886–1958)


Bức ảnh Nude, 1925 của Edward Weston (American, 1886–1958)

Nhóm nhiếp ảnh gia f/64 tập trung vào các hình ảnh phong cảnh, đáng chú ý là bức hình 'Winter Yosemite Valley” của Adams - hoặc những tấm hình chụp cận cảnh các đồ vật trong môi trường tự nhiên, như các nhà máy và những mẩu gỗ. Các chủ đề này cho thấy trực giác sáng tạo của các nhiếp ảnh gia và khả năng tạo ra các hình ảnh có độ thẩm mỹ cao từ những thứ hỗn loạn trong thiên nhiên.

Đa số các bức ảnh của nhóm f/64 là các hình ảnh liên quan đến kết cấu công nghiệp, hình ảnh đời thường trong thế giới hiện đại (như bức Bedpan và Nude của Weston). Với cái nhìn đầu tiên, chúng ta thấy các hình ảnh của họ dường như không có gì chung cả. Nhưng tiêu chí để sao chép chính xác những đặc tính của một khung cảnh, điều trước đó các máy ảnh khó làm được, sao cho nó có thể thoát lên được cảm xúc, đó chính là nét đặt trưng nghệ thuật đầu tiên mà nhóm này theo đuổi.

(Dịch từ nguồn metmuseum.org)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00