Thập kỷ nhìn lại máy ảnh CSC

Kể từ khi Olympus và Panasonic đưa ra kiến trúc máy ảnh không gương lật (Mirrrorless) MFT vào năm 2008 cho đến nay đã được 10 năm. Nhìn lại ngày đầu tiên, xuất phát từ bối cảnh suy giảm thị trường của máy ảnh Compact và sự lên ngôi của điện thoại thông minh, ban đầu máy ảnh Mirrorless được làm ra để thay thế dòng sản phẩm Compact và cạnh tranh chất lượng với máy ảnh điện thoại. Vì thế yếu tố nhỏ gọn là tiêu chí đầu tiên để máy ảnh MFT chiếm lĩnh thị trường. Cho đến năm 2014, máy ảnh Mirrorless nói chung đã thay đổi cuộc chơi khi bắt đầu lấn sân máy ảnh DSLR. Từ thị phần nhỏ nhoi ban đầu khoản 3-8%, năm 2015 đã leo lên mức 23% đẩy thị phần máy ảnh DLSR xuống 77%. Hiện tỷ lệ này đã gần như tiệm cận, không phải do tăng trưởng của máy ảnh CSC mà do thị phần máy ảnh DSLR giảm xuống.


Với sự phát triển như vũ bão, các hãng máy ảnh đã thay đổi máy ảnh MFT theo nhiều cách khác nhau trong đó có cả những thay đổi về kích thước cảm biến hình ảnh. Các máy ảnh Mirrorless sau này được gọi chung là CSC (Compact System Camera). Tuy nhiên với sự ra đời của máy ảnh CSC Full Frame và Medium Format thì thuật ngữ CSC ngày nay cũng không còn chính xác. Các máy ảnh không còn nhỏ gọn như ban đầu và bắt đầu cồng kềnh khi gắn các ống kính chuyên nghiệp tương đương kích thước với ống kính máy ảnh DSLR. Khi đó nhà sản xuất không còn xem thị phần máy ảnh Compact là quan trọng.

Khi Sony đưa dòng máy ảnh Full Frame và đang dần chiếm thị phần cấp cao của máy ảnh DLSR, thì cũng châm ngòi cho những đại gia như Canon hay Nikon nhảy chân vào thị trường máy ảnh CSC Full Frame. Hiện nay ngoài Olympus hay Panasonic kiên định theo kiến trúc MFT, hay ngay cả FUJIFILM cũng không có ý định ra thị trường máy ảnh Full Frame vì có máy ảnh Medium Format cạnh tranh ở cấp cao, thì Sony, Canon và Nikon tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm CSC Full Frame. Bên cạnh đó máy ảnh CSC cũng đang khai thác mãng video chất lượng cao. Biến chiếc máy ảnh thành máy quay phim chuyên dụng 4K hay 8K, trong đó phải kể đến Fujifilm X-H1 với tính năng F-log, hay Sony Alpha A7S II, Olympus OM-D E-M1 Mark II và mới nhất là Nikon Z.

Thật thú vị có thể thấy nhìn thấy những cột mốc quan trọng trong 10 năm qua, không chỉ có công nghệ mà nhu cầu sử dụng trong xã hội đã thay đổi chiếc máy ảnh CSC thời kỳ đầu như thế nào. Sẽ không ngạc nhiên nếu một thập kỷ kế tiếp, máy ảnh CSC được nâng tầm và thay đổi mạnh mẽ hoặc có thể chứng kiến sự ra đi để thay bằng một thế hệ máy ảnh khác theo đúng quy luật phát triển.

  • 2004

Chiếc máy ảnh Mirrorless R-D1 đầu tiên được bán ra thị trường của hãng Epson, đây là dòng máy ảnh Rangefinder, tuy nhiên đến 2007 thì ngừng hoạt động

  • 2008

 Olympus và Panasonic lần đầu đã đưa ra tiêu chuẩn máy ảnh mới MFT thay đổi được ống kính và không sử dụng gương lật như kiến trúc máy ảnh DSLR mở ra kỷ nguyên máy ảnh CSC.

  • 2008 - 2009

 Panasonic Lumix DMC-G1 là máy ảnh MFT đầu tiên được bán ra thị trường. Một năm sau Olympus cũng cho ra mắt máy ảnh MFT đầu tiên của hãng PEN E-P1.

  • 2010

Samsung là hãng đầu tiên đưa ra máy ảnh CSC NX10 sử dụng cảm biến hình aps-c và ngàm NX-mount, dựa theo kiến trúc MFT. Sau đó là Sony Alpha NEX-3 và NEX-5.

  • 2011

Hàng loạt hãng sản xuất đưa ra máy ảnh CSC theo thiết kế riêng dựa vào kiến trúc MFT nhưng dùng cảm biến hình ảnh nhỏ hơn như Pentax Q, Nikon 1 J1 và V1.

  • 2012

Fujifilm công bố máy ảnh CSC Rangefinder đầu tiên X-Pro1 với khung ngắm quang học tích hợp. Canon cũng ra mắt máy ảnh CSC APS-C đầu tiên EOS M

  • 2013-2017

Sony lần đầu tiên giới thiệu máy ảnh CSC Full Frame Alpha 7. Sau khi Hasselblad ra mắt CSC Medium Format X1D 6/2016, 3 tháng sau FUJIFILM giới thiệu máy ảnh GFX 50s.

  • 2018

8/2018 Nikon chính thức ra mắt dòng sản phẩm CSC Full Frame mới dùng ngàm Z-mount và khai tử dòng sản phẩm CSC 1-mount trước đó.

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00