Thị phần máy ảnh CSC Full Frame

Nguồn gốc và ý tưởng máy ảnh CSC
Thiết kế ban đầu của máy ảnh không gương lật (CSC) là nhỏ gọn nhưng cho ảnh chất lượng cao, dùng để cạnh tranh chủ yếu với máy ảnh Compact và điện thoại, xa hơn nữa là DSLR. Theo thời gian  cảm biến máy ảnh CSC MFT, dần thay thế bằng APS-C và sau này là Full Frame (FF). Triết lý thiết kế nhỏ gọn của máy ảnh CSC bị mâu thuẩn đến từ các ống kính FF  khiến máy ảnh càng trở nên cồng kềnh. Các hãng sáng lập máy ảnh MFT như Olympus hay Panasonic đã quyết bảo lưu thiết kế ban đầu, sau một thời gian dẫn đầu thị trường CSC họ dần rơi tự do, đánh mất thị phần vào các nhà sản xuất máy ảnh dùng cảm biến lớn như Sony, Fufijilm hay Canon. Cuối cùng, họ cũng phải thay đổi trong năm nay.

Thị phần máy ảnh CSC Full Frame
Khi Canon và Nikon ra mắt các máy ảnh CSC FF đầu tiên đã khiến các hãng máy ảnh MFT thay đổi triết lý của mình. Việc tham gia liên kết ngàm L-mount, Panasonic đã chính thức nhảy vào thị trường FF và bỏ lại sau lưng dòng máy ảnh MFT rất ảm đạm. Olympus cũng không đứng ngoài thị phần này bằng cách chuẩn bị ra mắt máy ảnh FF của riêng mình.  

Việc đứng đầu thị phần máy ảnh DSLR đã làm Canon và Nikon chậm chân trong thị phần máy ảnh CSC Full Frame, giúp Sony trở thành người đứng đầu thị trường tại Nhật và Mỹ. Chính vì thế khi ra mắt máy ảnh CSC EOS R và Nikon Z đã giúp họ tăng trưởng  32.5% thị trường máy ảnh CSC FF tại Nhật chỉ trong 2 tháng sau khi phát hành. Trong đó Canon tăng trưởng 22.1% và Nikon là 10.4%. Thị phần này trở nên chật chội hơn khi Sigma, Leica cũng phát triển những sản phẩm riêng của mình bên cạnh Panasonic và Olympus. Trong tình hình hiện tai, Sony hãng  đang dẫn đầu thị trường này dù mạnh miệng nói không quan tâm đến các đối thủ mà chỉ tập trung vào hỗ trợ khách hàng của mình, dường như cũng thấy được hơi nóng từ phía sau khi họ bị thu hẹp thị phần từ 99.7% tại Nhật xuống còn 67% và có thể tệ hơn khi Olympus và Panasonic phát hành máy ảnh CSC FF vào đầu năm 2019. Đi ngược với xu hướng này là hãng Fujifilm với lời khẳng định FF không có trong chiến lược của họ trong thời gian hiện tại.

Fujifilm và thị phần máy ảnh FF
Có được sự thành công nhờ dòng máy ảnh X series trong thời gian gần đây, nhưng Fujifilm là hãng sản xuất máy ảnh duy nhất hiện nay không tham gia thị trường máy ảnh FF. Đổi lại hãng tập trung phát triển dòng máy ảnh Medium Format (MF) vốn còn rất sơ khai, nơi họ kế thừa nhiều thành công từ lịch sử và lợi thế của MF về mặt chất lượng so với máy ảnh FF. Tuy nhiên, để thành công họ cần làm được 2 điều, đó là giảm giá thành ống kính MF và thay đổi quan điểm người sử dụng về máy ảnh FF.

Câu hỏi đặt ra liệu FUJIFILM có từ bỏ thị trường FF? Câu trả lời là không, họ sử dụng chính máy ảnh MF để cạnh tranh với FF. Bằng chứng cho thấy, Fujifilm đã cố gắng hạ giá thành máy ảnh MF tiệm cận với dòng máy ảnh FF cao cấp trên thị trường để cạnh tranh. Ngoài ra, nếu chú ý sẽ thấy rằng, Firmware mới nhất cho máy ảnh GFX có tính năng biến máy ảnh MF thành FF độ phân giải 30.5MP. Đó có phải là câu trả lời từ Fujifilm?

Trong thời gian này, việc duy trì doanh số bán hàng là áp lực rất lớn với Fujifilm, giống như từng xảy ra với 2 nhà sản xuất Olympus và Panasonic khi họ trung thành với dòng sản phẩm MFT của mình. Tuy nhiên để minh chứng về chiến lượt của Fujifilm là đúng và thành công, chúng ta cần thời gian để nhìn thấy kết quả kinh doanh của họ sau 1 năm nữa.

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00