Nghệ thuật là nền tảng của văn hóa

By Corydon Ireland
Harvard Staff Writer, Thursday, February 25, 2010

Trong loạt bài diễn thuyết trong trương mục “Nghệ thuật và Văn hóa” của viện bảo tàng nghệ thuật Harvard. Những người yêu nghệ thuật được mời đến nghe sự thuyết trình của một chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật Ivan Gaskell, trình bày về chuyên đề làm thế nào con người có thể mở cửa và tiếp cận được xã hội, văn hóa và lịch sử của một thời đại. Người nghe được giới thiệu về  hai công trình khác nhau của thế kỷ 20: một là biểu tượng mang thiên hướng tôn giáo và một là các hình ảnh chụp mô tả về xã hội.

 


Eugeniusz Kazimirowski

Công trình đầu tiên là bức tranh sơn dầu trên vải mô tả sắc thái đức Kito nhân từ, đuợc vẽ bởi Eugeniusz Kazimirowski,  ông là một họa sỹ chuyên vẽ phong cảnh, đồng thời là một cựu chiến binh Balan trong thế chiến thứ 1. Ngày nay, bức tranh được xem là một trong những hình ảnh tôn kính, phổ biến rộng rãi nhất trong Công giáo La Mã hiện đại và được sùng bái tôn thờ trên toàn thế giới.  Một bức tranh khác trông lãng mạn và lung linh hơn, được thể hiện thông qua sự tưởng tượng của một vị nữ tu. Mô tả đức Chúa trong bộ áo choàng với bàn tay phải giơ ra ban phước lành. Hai hào quang đỏ và vàng tỏa ra từ trái tim của người, mang ý nghĩa “Thiên Chúa, con tin vào người”

Dù ở phương tây ngày nay, nghệ thuật đã tách rời khỏi tôn giáo. Nhưng những bức tranh như “Chúa nhân từ” có thể dùng để nghiên cứu, để thấy được sức mạnh và sự trường tồn, mà nó có thể được tôn vinh bất chấp những hạn chế về giá trị thẩm mỹ.

Công trình thứ hai là các bức ảnh, được người phụ trách  bảo tàng, cô Michelle Lamunière lấy từ  bản phim tráng bạc vào những năm 1908, để khám phá làm sao nhiếp ảnh thời kỳ đầu có thể ghi nhận các tệ nạn xã hội. Những bức hình này luôn hữu ích, nó chính là những yêu cầu về chính sách cũng như nhấn mạnh sự thay đổi để  và cho thấy sự khác biệt giữa những giá trị trong tầng lớp trung lưu: như tính tiết kiệm,sự trật tự và việc giữ vệ sinh tốt ra sao.

Một trong những tấm ảnh đó là tấm hình “Song sinh, khi chúng bắt đầu uống sữa ngoài” của một nhiếp ảnh gia thời đó. Bức hình miêu tả một người mẹ nghèo khổ đang giữ cặp trẻ gầy gò. Đằng sau người phụ nữ này là một căn phòng chật chội và lộn xộn. Bức ảnh được chụp cho hội Starr, một tổ chức cải cách xã hội ở Philadelphia. Nó dự định được dùng để quảng cáo cho những ích lợi của sữa tiệt trùng dành cho trẻ sơ sinh.


Twins When They Began to Take Modified Milk, c. 1907 ("Song sinh")

"Song sinh" là một trong khoảng 4.500 bức ảnh và 1.500 hình ảnh minh họa được ký gửi tại Trung tâm Carpenter như một phần của nghệ thuật tạo hình, và là dấu tích còn lại trong bộ sưu tập của bảo tàng  xã hội Harvard trong những  năm 1903.  Trước 1907, nó được đặt trong Emerson Hall, một chi nhánh triển lãm của sở đạo đức xã hội, đến 1930 nó được sát nhập thành chương trình xã hội học của Đại học Harvard.

Bộ sưu tập những bức hình hiện thực trong bảo tàng,  là đứa con tinh thần của Francis Greenwood Peabody (1847-1936), ông là giáo sư của đại học Harvard giảng dạy bộ môn đạo đức cơ đốc giáo (từ năm 1886 đến 1912). Lamunière nói rằng  “theo hình mẫu của bảo tàng xã hội ở Paris, những hình ảnh hiện thực được thực hiện để đánh thức "những sinh viên Harvard trang bị tồi những kiến thức trước những thách thức xã hội thời đại"


Francis Greenwood Peabody

Lamunière nói rằng, bảo tàng xã hội Harvard cũng trưng bày những hình ảnh thể hiện sự "đối lập giữa yêu cầu xã hội và tính khoa học" đánh dấu độ chín mùi của thể loại ảnh hiện thực này. Câu hỏi đặt ra liệu bức hình "song sinh" hay những hình khác tương tự có thoáng hiện được vào những thế giới cùng  khổ? nó hữu ích cho những minh chứng bản xã hội, và có chịu sự giám sát chặt chẽ nào của khoa học hay không? Có nghĩa những yêu cầu từ xã hội có được khoa học kiểm chứng hay không? Ví dụ nhu cầu cần thiết về sữa tiệt trùng cho trẻ sơ sinh rất lớn, nhưng về mặt khoa học điều này không tốt bằng trẻ được uống bằng sữa mẹ.

Cả hai ý tưởng này cùng đến với Peabody,  ông đã giữ những bức ảnh này theo thứ tự đúng với từng chủ đề và bộ sưu tập của ông được hình thành. Những tài liệu này, được xem có thể  giúp "giải quyết các vấn đề xã hội, chứ không phô bày chúng ra". Những yêu cầu này cũng thu hút Peabody, vì nó là điều cấp thiết thu hút sinh viên trong các vấn đề lớn hơn bản thân họ."

Trong bài giảng của Gaskell Lamunière cho thấy, tác phầm nghệ thuật đơn lẽ, nếu được xem xét chi tiết chặt chẽ, có thể mở lối vào trong quá khứ  và các vấn đề rộng hơn liên quan đến nghệ thuật, chính trị, lịch sử và văn hóa.

Ví dụ, Lamunière sử dụng bài giảng của mình để nghiên cứu về những  hình ảnh xã hội, bắt đầu với các bức chân dung của trẻ mồ côi được chụp bởi Thomas Barnardo (1845-1905), nhà từ thiện người Ailen, ông đã mở nhiều ngôi nhà cho trẻ em nghèo từ năm 1874.


Trại mồ côi - Orphans (Thomas Barnardo)

Hay với Jacob Riis (1849-1914), người được cô thừa nhận là "cha đẻ của nhiếp ảnh cải cách," Ông ưa thích sự truyền cảm cho đến tính khoa học của các vấn đề. Ông đã đi nhiều nơi và ghi nhận lại những hình ảnh trong bộ " đèn lồng ma thuật " của mình, nó đã gây sốc cho người xem vì những hình ảnh người nghèo và đã giúp các nỗ lực cải cách của ông rất nhiều sau này.

Gaskell cho thấy cách nghệ thuật đương đại, ngày càng tách rời những cột mốc của tôn giáo truyền thống. Ông khẳng định rằng  J.A.D. Ingres và Eugène Delacroix là những nghệ sĩ phương Tây tuân thủ nguyên tắc giáo hội nổi bật nhất gần đây. Họ đã làm ra nhiều công trình liên quan đến tôn giáo cho giáo hội trong các khóa huấn luyện nghề nghiệp bình thường của họ"

Gaskell cho biết  cùng với Edouard Manet,  và sự góp sức của Delacroix cùng thời,  mà nền nghệ thuật hiện đại bắt đầu hình thành. Vào thời điểm đó, quá trình ly khai mở ra ở phương Tây giữa tôn giáo và nghệ thuật ( hay tính nghệ thuật được công nhận bởi các viện bảo tàng). Nghệ thuật liên quan đến tôn giáo đã sớm gặp phải sự hoài nghi hoặc thù nghịch từ bên ngoài, thái độ đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ông trích dẫn lời của Picasso về khái niệm nghệ thuật trong tôn giáo: "Đây là điều vớ vẩn"



Edouard Manet's Le Repose (Portrait of Berthe Morisot)


Eugène Delacroix

Nhưng những người không thuộc giới nghệ sỹ mỹ thuật, vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm những gì tôn giáo cần. Tạo ra những hình truyền thống dễ tiếp nhận bởi các tín đồ, ví dụ bức trang sơn dầu "Chúa nhân từ"

Bức tranh như vậy dễ dàng tiếp cận thông qua các bản sao được bán trong các quầy lưu niệm của những nơi tôn nghiêm, đền thờ thiêng liêng  hay nghĩa trang ở khắp nước Mỹ, những bản sao của  các bức tranh sơn dầu cũng có sẵn ở đó.

Ngay cả một phiên bản "Chúa nhân từ" được tải về từ trang Web cũng được cho rằng có quyền năng  "ban phát ơn huệ đến các tín đồ khắp nơi trên toàn thế giới". Gaskell trưng ra các hình ảnh trên máy tính xách tay của mình. Quyền năng biểu diễn bằng một hào quang . Nó là một hình ảnh không đòi hỏi sự hiện diện thực tế, nhưng cũng giống như nghệ thuật đương đại "đó chỉ là khái niệm được mọi người công nhận"

Tài liệu tham khảo và hình ảnh lấy từ nguồn
www.news.harvard.edu
www.harvardartmuseums.org
www.harvardsquarelibrary.org
www.illustratedpast.com
www.allacademic.com
www.da-dk.facebook.com
www.faustyna.eu