Phần 2: Hình chụp thức ăn - Nguyên tắc thiết kế

Loạt bài viết về hình chụp thức ăn

Phần 1: - Ngôn ngữ riêng
Phần 2: - Nguyên tắc thiết kế
Phần 3: - Vật trang trí và kiểu dáng
Phần 4: - Tạo tâm trạng
Phần 5: - Khám phá phong cách của bạn

 

Nhiếp ảnh là những gì người ta "nhìn thấy". Khi hai người cùng nhìn vào một bức ảnh, mỗi người sẽ "nhìn thấy" theo một cách khác nhau. Vì thế, nghệ thuật chỉ là biểu hiện cá nhân.

 

Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc nhất định để tạo ra nền tảng cho một tác phẩm nghệ thuật. Ghi nhớ những nguyên tắc này khi sáng tạo và dùng để nâng cao chất lượng hình ảnh của bạn.

Sáng tạo là một khía cạnh rất quan trọng trong nhiếp ảnh. Một hình ảnh có thể có nhiều hình dạng, đường nét, màu sắc và các yếu tố khác liên quan đến thiết kế, làm thế nào để chúng tương tác với nhau, để tạo thành một hình ảnh hấp dẫn. 

Các nguyên tắc của thiết kế

Các nguyên tắc thiết kế là những khái niệm được sử dụng để tổ chức và sắp xếp các phần tử thiết kế trực quan theo một cấu trúc hình ảnh mà chúng ta đã thảo luận trước đó. Các nguyên tắc này tích hợp các phần tử và xây dựng cùng với nhau. Cách tốt nhất để hiểu về nguyên tắc thiết kế là tìm ra những thứ có thể được áp dụng nhiều lần với các phần tử khác nhau để tạo ra sự thống nhất và hòa hợp trong bố cục. 

 

Nghệ thuật bố cục là khả năng sắp xếp một cách hiệu quả các phần tử khác nhau trong một hình ảnh, để có thể diễn đạt được ý nghĩa cần thể hiện hay muốn nói với người xem. Dù bạn có thể tự sắp xếp theo một cách trực quan các phần tử và hài lòng với kết quả đạt được. Nhưng việc học các nguyên tắc thiết kế có thể giúp bạn hiểu làm thế nào để giao tiếp với người xem và cho họ thấy được bạn ở phía sau các hình ảnh sáng tạo sau đó. 

1. Cân bằng

Cá hanh đỏ nướng bởi tác giả Sukaina Rajabali 

Cân bằng liên quan đến sự sắp xếp của các đối tượng, sao cho tạo ra hình ảnh có cái nhìn cân đối. Cân bằng được tạo ra khi kết hợp hài hòa các đường nét, kết cấu, màu sắc, và hình dạng. Bằng cách cân bằng các tác động trực quan của những phần tử nằm bên trong một hình ảnh.  Các phần tử nằm trong bố cục của hình ảnh tạo một cảm giác nặng nhẹ khi nhìn vào. Các vị trí có thể mang lại cảm giác là cân bằng hoặc không cân bằng.

Bánh Cookies chuối của tác giả Naomi Robinson 

Một hình ảnh mất cân bằng sẽ cho cảm giác thiếu vắng một thứ gì đó bên trong. Đôi khi nó cũng gây nên cảm giác khó chịu cho người xem. Đây là điều khác biệt của một bố cục bất cân đối. Trong bố cục cân đối xứng, các phần tử được đặt bên trong một hình thể nào đó hoặc bố cục dọc theo hai bên đối xứng nhau.

Sôcôla của tác giả Xialou Hou 

Bố cục bất cân đối là khi các phần tử trong hình ảnh được đặt trong một hình thể một cách không đồng đều. Dù vậy, cả hai đều có những thành công theo cách riêng của nó. 

Mặc dù trong thực tế, bố cục bất cân đối thường xuất hiện nhiều hơn bình thường, Bố cục này phù hợp khi bố trí cái đối tượng có kích thước lớn đi kèm với đối tượng nhỏ hơn, hoặc bố trí các vùng màu rộng lớn đối lại với các vùng màu nhỏ hơn. Vị trí của các phần tử là rất quan trọng trong bố cục bất cân đối, phần tử nặng ở một bên thường được cân bằng bởi một đối tượng khác nhẹ hơn ở phía còn lại.

Xoài, trứng và sữa của tác giả Kulsum Kunwa

 2. Chuyển động

Sự chuyển động trong một hình ảnh có thể được hiểu theo cả nghĩa đen và theo ý nghĩa bố cục.

Soup hành Pháp của tác giả Brian Samuels 

Theo nghĩa đen, chuyển động chính là những chuyển động vật lý thực tế. Ví dụ như: đổ, lắc lư, chảy nước mắt, và động tác ăn uống. Theo nghĩa bố cục, hình ảnh không thể chuyển động. Vì thế chuyển động tạo ra, chính là sự di chuyển của mắt người xem theo luồng chuyển động của bố cục đi vào một vùng ảnh chính nào đó.

Bánh mì ngô của tác giả Katie Goodman 

Không giống như các hình thức nghệ thuật khác, âm nhạc hoặc phim, bức ảnh được người xem tiếp cận chỉ có một lần. Vì thế, nhiếp ảnh gia cần phải làm bật được vùng ảnh quan trọng, như là một điểm nhấn. Sau đó mới dẫn người xem đi hết toàn bộ hình ảnh.

Góc Cafe Hà Nội  của tác giả Anh Nguyễn

Bố cục chuyển động có thể được dẫn dắt bởi các đường nét, hình dạng, hoặc màu sắc. Ví dụ hai hình tương tự nằm ở hai phía khác nhau, sẽ dẫn mắt người xem từ hình này đến hình khác. 

3. Hoa văn

Hoa văn là các yếu tố như sự lặp lại, hoa văn tạo ra một nhịp điệu, làm mắt thích thú đi theo và tạo cảm giác hình ảnh có cấu trúc. Nhịp điệu có được dựa trên sự lặp lại, để có được nhịp điệu, sử dụng các hình dạng tương tự nhau.

Hình của tác giả Naomi Robinson

Có nhiều cách khác nhau khi sử dụng các hoa văn. Nó có thể là chủ đề chính, nhưng thường được sử dụng như một yếu tố hỗ trợ để nâng cao bố cục. Các hoa văn này củng cố và tăng sự chú ý vào chủ đề chính của bạn.

Hình của tác giả Jamie Lothridge

Khi các đường nét, hình dạng và màu sắc trong một hình ảnh xuất hiện một cách có thứ tự, chúng tạo ra các hoa văn có thể tăng sự tập trung vào hình ảnh. Giống như “kết cấu”, hoa văn có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, bạn chỉ cần chú ý và quan sát.

Sôcôla bơ Cookies của tác giả Xialou Hou 

4. Kích thước và Tỷ lệ

Kích thước và Tỷ lệ liên kết chặt chẽ với nhau và tạo ảnh hưởng đến tổng thể của một bức hình. Hình ảnh trông giống như chưa được sắp xếp, nếu dùng kích thước và tỷ lệ không thích hợp. Ngược lại, sẽ làm hình ảnh hài hòa.

Hình của tác giả Azlita Aziz 

Kích thước tham chiếu đến kích cở tổng thể của một đối tượng bên trong một khung hình. Tỷ lệ là kích thước tương đối của đối tượng này với đối tượng khác. Một ví dụ về tỷ lệ trong các bức hình ảnh chụp thức ăn chính là  mối quan hệ của thức ăn và chiếc đĩa.

Hình của Sam Henderson 

Những nguyên tắc liên quan đến kích thước và tỷ lệ được liên kết để nhấn mạnh và tạo tâm điểm. Đừng ngại thử nghiệm với các thông số tỷ lệ và kích thước khác nhau, đôi khi một đối tượng có kích thước lớn cũng có thể trở thành một tâm điểm và tạo hiệu quả động trên một hình ảnh.

Bánh kếp của tác giả Brian Samuels 

Cuối cùng, luôn ghi nhớ các yếu tố trực quan và các nguyên tắc thiết kế khi sáng tác một hình ảnh.

Khi muốn tạo ra một hình ảnh bạn nên tự hỏi: Chúng trông như thế nào? Những gì bạn thấy trong khung ngắm có đúng với những gì bạn hình dung? Làm thế nào để sử dụng các đường nét, hình khối, không gian, màu sắc và kết cấu để tạo ra một cảm giác cân bằng, hay di chuyển động, còn hoa văn và tỷ lệ thì sao? 

Dù quá trình sáng tạo của mọi người là khác nhau, vì thế luôn cố gắng thử nghiệm và tìm ra những điều cần thiết cho công việc của bạn. 

(Bài viết của tác giả Sylvie đăng trên gourmandeinthekitchen.com)