Richard Avedon - Người thay đổi bộ mặt thời trang

NAG. Richard Avedon
(1923–2004)

Richard Avedon đã tạo ra những hình ảnh thể hiện được thái độ sống của người Mỹ trong phong cách sống, cũng như thay đổi hình ảnh phụ nữ và thời trang.

Avedon bước vào thế giới nhiếp ảnh thời trang không mấy hào nhoáng và táo bạo.

Ông đã đóng một vai trò to lớn trong việc phổ biến “chuyện tình lãng mạn của người Mỹ ở Paris”, điều này đã kích thích làn sóng sau chiến tranh. Thay vì tạo dáng như những hình nộm bên cửa sổ, Avedon đã dàn dựng cảnh phụ nữ với các biểu cảm như cười, bĩu môi, uống rượu từ cốc có thân dài và xoay người, thường đưa kết hợp với mẫu nam đẹp trai để làm điểm dựa. Các bức ảnh trở nên sống động qua những hành động nhảy qua không trung, đá gót, nằm dài trên du thuyền, tự nhảy múa và kể cả việc khoe ngực.

Avedon đã sử dụng các địa điểm, đạo cụ bao gồm đèn pha và động vật, kết hợp các người mẫu không chuyên và chuyên nghiệp để tạo nên “những câu chuyện hư cấu” nhằm thúc đẩy người xem kết nối thời trang cao cấp qua lối sống quyến rũ. Ông để lại nhiều bộ sưu tập đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, đĩnh đạc, vẻ đẹp thanh lịch và sự gợi cảm tột độ.

Sinh ra trong một gia đình gốc Nga & Do Thái, truyền thống gia đình đã ảnh hưởng đến Avedon, chính nơi đây là những nấc thang đầu tiên biến ông trở thành một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất trong thời đại của mình.

Là con của một người chủ cửa hàng quần áo trên Đại lộ số 5, ông bị mê hoặc bởi nhiếp ảnh khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông gia nhập Thủy quân lục chiến Merchant vào năm 1942, nơi ông chụp ảnh cho các thủy thủ đoàn bằng máy ảnh Rolleiflex của cha mình.

Đây là môi trường đầu tiên, trước khi trở thành nhiếp ảnh gia thời trang cho các  ấn phẩm danh tiếng như Harper’s Bazaar, Vogue, The New Yorker , Life và nhiều tạp chí khác. Những bức chân dung cách điệu, năng động của ông tạo cầu nối giữa thế giới nhiếp ảnh thời trang và mỹ thuật.

Tác phẩm: Suzy Parker and Robin Tattersall  - 1956

Ảnh hưởng với nhiếp ảnh thời trang
Ảnh hưởng của Avedon đối với nhiếp ảnh thời trang là rất lớn. Richard Avedon đam mê nhiếp ảnh và dành cả cuộc đời để ghi lại các nhân vật qua những kỹ thuật chụp ảnh đột phá, mở rộng thế giới thời trang và biến thể loại nhiếp ảnh này thành một loại hình nghệ thuật độc đáo. Avedon đã sáng tạo lại nhiếp ảnh thời trang bằng cách tạo ra những hình ảnh năng động của những người phụ nữ để lý tưởng về người phụ nữ Mỹ hiện đại.

Trong suốt nửa sau của thế kỷ 20, ông đã thay đổi hình ảnh của người phụ nữ và nghệ thuật chụp ảnh thời trang. Những bức ảnh của Avedon trong Bộ sưu tập Parisian hàng năm từ năm 1947 đến những năm 1950 “làm sống lại hình ảnh của Paris sau Thế chiến thứ hai”.

Tác phẩm: Russo on set of a shoot for Vogue  - 1974

Tác phẩm tiêu biểu
Trong tác phẩm “Dovima and the elephants“, Avedon biết chính xác những gì mình muốn và khả năng phát hiện những tiềm năng cho các hình ảnh trong mơ. “Tôi nhìn thấy những con voi dưới một khung trời rộng lớn và trong một giây tôi biết rằng cần phải tìm ra một chiếc váy phù hợp”. Và chiếc váy Christian Dior màu đen với dải lụa trắng được chọn với chất liệu vải mịn, mượt tương phản với làn da nhăn nheo thô ráp của những con voi ở Cirque d’Hiver. Phong thái điềm tĩnh của Dovima cũng trái ngược với sự vật lộn của chú voi với bàn chân bị xích của nó.

Cử chỉ và bàn tay của cô ấy trên vòi voi nhằm gợi lên việc thuần hóa con thú của một nữ thần. Bức ảnh này rất quan trọng trong lịch sử thời trang vì chiếc váy dạ hội do Dovima mặc là một trong những sáng tạo đầu tiên của chàng trai trẻ 19 tuổi Yves Saint Laurent, người lúc đó chỉ là trợ lý mới của Christian Dior. Năm 2010, bản in của bức ảnh này đã được Maison Christian Dior mua lại với mức giá lên đến 719 ngàn USD. Đây là một mức giá kỷ lục cho bức ảnh thời trang của các nhiếp ảnh gia lúc bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp
Avedon được nhiều người ghi nhận là người tiên phong xóa bỏ ranh giới giữa nhiếp ảnh “nghệ thuật” và “thương mại”. Avedon tự do theo đuổi các dự án lớn trong đó ông khám phá những đam mê về văn hóa, chính trị và cá nhân của mình. Ông được biết đến với bức chân dung mở rộng về phong trào Dân quyền Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam và một loạt ảnh nổi tiếng về cha ông, Jacob Israel Avedon. Ông bị xuất huyết não khi làm việc tại The New Yorker, và qua đời tại San Antonio, Texas năm 2004.


Tác phẩm: Carmen - 1957

Tác phẩm: Two Tall Women - 1995

Tác phẩm: Audrey Hepburn - 1967

 

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00