Tạo ra hiệu ứng hồng ngoại bằng cách sử dụng Photoshop

Tác giả Peter Sawyer

Chụp ảnh hồng ngoại là kỹ thuật chụp những màu sắc mà chúng ta không nhìn thấy được bằng mắt thường.  ánh sáng  hồng ngoại nằm giữa quang phổ chúng ta có thể nhìn thấy và sóng vô tuyến.  Các bức ảnh hồng ngoại rất khác biệt và nó làm cảnh quang trở nên tuyệt đẹp và huyền bí, đó là thế giới chúng ta không thấy được bằng mắt thường.  Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ tạo ra một hiệu ứng giả lập hồng ngoại với Photoshop.

Hiệu ứng hồng ngoại trên hình trước và sau chỉnh sửa hình ảnh

Chọn hình ảnh

Chúng ta dùng một tấm ảnh từ website sxc.hu.  Bạn có thể tải các hình ảnh ở đây.


Lý do tôi chọn ảnh này vì trong bức hình có chứa nhiều màu xanh của mặt hồ và bầu trời. Bạn lưu ý rằng nếu tấm ảnh của bạn quá ít màu xanh, khi áp dụng phương pháp này có thể dẫn đến một kết quả hoàn toàn khác. Bạn có thể tham khảo thêm các hình ảnh bên đưới đây để nhận ra sự khác biệt cho các chọn lựa của bạn.

 

Bước 1 - Mở hình ảnh của bạn

Mở hình ảnh bên trong của Adobe Photoshop.  Tôi đang sử dụng CS5, nhưng bạn có thể áp dụng phương pháp này cho các phiên bản khác, tốt nhất từ phiên bản CS2 trở đi.

Nhân đôi layer hình gốc bằng cách nhấn tổ hợp phím CTRL + J. Sau đó đảo ngược các màu sắc của hình ảnh bằng cách nhấn CTRL + I. Hình ảnh mới sẽ giống như hình mô tả bên dưới đây.

 

Bước 2 – Hòa trộn các lớp bằng chế độ Color

Chúng ta tiến hành hòa trộn hai lớp trên lại bằng chế độ Color.  Lúc này hình ảnh đã trở nên màu cam và màu xanh rất đẹp.  Nếu bạn sử dụng không đạt được hiệu ứng như trên, bạn có thể xem thêm thông tin bên dưới để có những điều chỉnh thích hợp.

  

Bước 3 – Dùng chức năng Channel mixer

Chọn Layer> New Adjustment Layer> Channel mixer.

Trên màn hình sẽ hiển thị bộ trộn kênh, gồm có 3 thanh màu đỏ, xanh lam và xanh lục.

Trước hết bạn chọn kênh “Output Channel” màu đỏ (Red), và chỉnh các thanh trượt màu đỏ (Red) về 0, màu lục (Green) về 0  và màu lam (Blue) lên thành 100

Chuyển kênh “Output Channel” sang màu lam (Red), và chỉnh các thanh trượt màu đỏ (Red) thành 100, màu lục (Green) về 0  và màu lam (Blue) về 0

Chúng  ta sẽ có hình ảnh như bên dưới đây

 

Bước 4 – Chỉnh màu (Hue) và độ bão hòa (Sturation)

Bước này có thể thay đổi tùy theo bức ảnh bạn đang sử dụng.  Trong phần này chúng ta sẽ giữ nguyên phần bầu trời và mặt nước,  chỉ chỉnh sửa màu hồng / đỏ của rừng cây sau đó chuyển nó thành màu trắng / vàng.  Để làm điều này chúng ta dùng thay đổi kênh màu đỏ bên trong chức năng Hue & Sturation

Chọn Layer > New Adjustment Layer > Hue and Saturation.  Đổi kênh Master thành kênh màu đỏ (Red).  Sau đó giảm độ bão hoà (Saturation) xuống để màu sắc gần với màu xám, khoảng 70.  Sau đó, điều chỉnh thanh trượt sắc (Hue) cho đến khi bạn thấy màu hồng và đỏ trên bức hình thành màu vàng, khoảng 20.  Bạn tăng độ sáng (Lightness) lên đến khoảng 50.  Bạn có thể thay đổi theo cảm tính của mình để tạo màu sắc theo cách riêng của bạn.

 

Bước 5 - Thêm một bộ lọc ảnh – Photo Filter

Chọn Layer> New Adjustment Layer> Photo Filter để thêm một bộ lọc ảnh màu xanh (Cooling filter 80).  Chỉnh mật độ (Density) xuống mức 23%.

  

Bước 6 - Hoàn tất

Để kết thúc, tôi chỉ đơn giản trộn các lớp trên lại với nhau. Bằng cách chọn menu Layer>Flatten Image. Tác giả có làm thêm một số thao tác phụ bằng cách sao chép layer vừa tạo ra, áp dụng bộ lọc Gaussion Blur từ menu Filter>Blur, với mức Radius khoảng 2.5. Sao đó tạo một mặt mới để lấy hình ảnh của bầu trời và rừng cây. Mặt nước làm mờ để tạo cảm giác tấm hình được chụp với tốc độ màn trập chậm.  Tuy nhiên điều này không liên quan đến hiệu ứng chúng ta trình bày nên tôi bỏ quả phần hướng dẫn chi tiết.

 

Một vài hình ảnh khác để tham khảo:

Hình ảnh dưới đây cho chúng ta thấy sự khác biệt của bầu trời và màu sắc của khối đá trước và sau khi áp dụng kỹ thuật này. Nhìn chung không có nhiều thay đổi lớn.  Điều này do bởi thiếu đi rừng cây và mặt nước, những yếu tố thay đổi nhiều nhất khi chụp bằng hồng ngoại. 

 


Còn với hình ảnh sau, màu cỏ đã thay đổi thành màu hồng nhạt thay vì màu đỏ.  Vì vậy, ta cần chỉnh lại Hue và Saturation của kênh màu đỏ, thậm chí ta có thể thay đổi một ít ở kênh màu đỏ tía (magentas).  Bạn có thể nhìn và so sánh nó.

 


Hình tiếp theo là một bãi biển, đa phần là  màu xanh.  Với thiết lập ở trên cho ra hiệu ứng như bạn thấy trên hình ảnh.

 


Hình sau cùng bao gồm nước và tảng đá, hình ảnh sau khi chuyển đổi gần như chỉ có hai màu trắng và đen.

 

Kết luận

Tôi hy vọng các bạn thích hướng dẫn ở trên. Bạn sẽ thấy rằng nó không quá khó để tạo ra hiệu ứng tương tự như chụp hồng ngoại. Kết quả của phương pháp này càng hoàn hảo hơn nếu tấm hình chụp trong những ngày nắng, trong bầu trời xanh, hoặc rừng cây nhiều lá. Mong bạn đóng góp ý kiến và chia sẻ những hình ảnh mình làm được bên dưới đây. 

(Lược dịch từ nguồn photo.tutsplus.com)