Ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh

Tác giả Waldal Marius

Chúng ta ai cũng biết rằng, không có ánh sáng thì sẽ không có màu sắc. Thật sự là như vậy, không có ánh sáng chúng ta không thể thấy những gì xung quanh chúng ta. Trong thực tế, màu sắc là ánh sáng. Hay đúng hơn, ánh sáng là màu sắc. Màu trắng của ánh nắng lúc giữa trưa là một kết hợp của nhiều màu sắc.Vì vậy, ánh sáng này là "dễ dàng nhất" để chụp ảnh. Không chỉ có ánh sáng mặt trời, xung quanh chúng ta còn có rất nhiều môi trường ánh sáng khác. Những nguồn sáng này chứa một lượng sáng khác nhau về màu sắc.

Bức ảnh “Khói trên dòng sông” của Marius Waldal

Nguồn sáng khác nhau

Tùy thuộc vào môi trường xung quanh bạn, có thể được thắp sáng bởi nhiều nguồn ánh sáng khác nhau. Nếu bạn đang ở nhà, nguồn sáng đó có thể được ánh đèn huỳnh quang, đèn dây tóc, nến, ánh sáng đến cửa sổ, hoặc nhiều nguồn sáng kết hợp lại.Nếu bạn ở ngoài đường, nguồn sáng đó có thể là ánh nắng mặt trời, đèn đường, đèn huỳnh quang hoặc có thể là ánh trăng.

Điều kiện ánh sáng khác nhau rất được quan tâm trong nhiếp ảnh, vì từng nguồn sáng đều có những đặc điểm riêng của nó. Tôi sẽ hướng dẫn bạn từng loại nguồn sáng sau đây và một vài thủ thuật khi chụp. 

Sự khác biệt giữa mắt và máy ảnh

Để hiểu được sự khác biệt này, chúng ta thử tìm hiểu cách nhìn của máy ảnh và mắt con người. Mắt chúng ta có một khả năng tự điều chỉnh với nguồn sáng xung quanh, để chúng ta có thể thấy mọi thứ bình thường trong các điều kiện khác nhau. Ngay cả những hình ảnh dưới nguồn sáng có sắc thái mạnh cũng được mắt chúng ta thấy như trong điều kiện bình thường.

Nhưng máy ảnh thì không hoạt động như vậy, nó ghi nhận ánh sáng đúng với thực tế. Đó là lý do tại sao, máy ảnh của bạn có chức năng điều chỉnh cân bằng trắng, để giúp máy ảnh thấy mọi thứ giống như mắt của chúng ta. Đối với một số tình huống ánh sáng thông thường, nó có thể hoạt động tốt với chức năng tự động. Nhưng trong một số trường hợp khác, như khi bạn chụp dưới ánh đèn đường, thì nó cần được chúng ta giúp đỡ định ra nguồn sáng .Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguồn sáng bên dưới đây. 

Các nguồn ánh sáng phổ biến nhất

1. Ánh sáng tự nhiên

Mặc dù ánh sáng tự nhiên đơn giản chỉ có  nguồn sáng mặt trời – nhưng nó cũng là loại sáng phức tạp nhất và là ánh sáng đa dạng nhất. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ánh sáng mặt trời (mây, sương mù, nhiệt độ, mùa, thời gian trong ngày, vài loại khác liên quan đến ánh sáng phản chiếu), đều có ảnh hưởng nhất định đến màu sắc. Trên thực tế, ánh sáng tự nhiên còn có nhiều vấn đề khác, nhưng trong khuôn khổ bài viết tôi không đề cập sâu hơn.

 

Bức ảnh “không tên” của tác giả tbg78trên flickr 

Đây là một ví dụ tuyệt vời về sắc màu ấm của buổi tối. Chiếc tháp này thực sự là màu xám, nhưng dưới ánh sáng của buổi chiều hoàng hôn, nó như được sơn thành màu cam.

Hầu hết những người đam mê nhiếp ảnh, có kinh nghiệm đều biết rằng, giờ đầu sau khi mặt trời mọc và giờ cuối cùng trước khi hoàng hôn là lúc lý tưởng nhất để chụp ảnh. Có nhiều lý do cho điều này, nhưng trong bài viết này tôi sẽ muốn nói về lý do “màu sắc”. Khi mặt trời ở thấp, ánh sáng đi qua bầu khí quyển nhiều hơn bình thường, trước khi chiếu xuống trái đất.

Khi tia sáng mặt trời qua bầu khí quyển, nó bị phân tán thành nhiều màu. Các bước sóng ngắn bị tán xạ nhiều nhất, nó chính là các màu xanh nằm ở phần cuối của 7 sắc cầu vòng. Trong buổi sáng sớm và buổi chiều tối, ánh sáng xanh bị cản nhiều hơn, và đó là lý do chúng ta chỉ thấy được sắc đỏ và cam. Tuy nhiên vào ban ngày, tia sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển ít hơn, vì thế mà màu xanh có thể đến được với chúng ta.

Tùy vào số lượng và từng loại đám mây sẽ có những ảnh hưởng khác nhau với ánh sáng ban ngày. Tùy vào bề mặt đám mây, cũng sẽ có những phản chiếu khác nhau. các đám khác nhau, có thể tạo ra các điều kiện ánh sáng khác nhau. Thời tiết có thể được nóng, lạnh, tươi sáng, tối, mưa, sương mù vv, đều có ảnh hưởng đến ánh sáng theo những cách riêng biệt của nó. Ngay cả khi mặt trời đã lặn vào ban đêm, ánh sáng mặt trời vẫn chiếu vào trái đất thông qua mặt trăng.

Nếu bạn chọn các góc độ khác nhau để ánh nắng hoặc tia sáng mặt trời phản chiếu đến chủ đề của bạn (thông thường, máy ảnh của bạn là yếu tố duy nhất có thể kiểm soát của các vị trí chụp), để cảm nhận sự khác nhau của ánh sáng tự nhiên. 

2. Tại sao bầu trời màu xanh?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bầu trời lại có màu xanh? Đó là bởi vì bầu khí quyển tán xạ các bước sóng màu xanh từ ánh sáng mặt trời, gây nên màu xanh được phản chiếu lên trên. Đó là lý do, chúng ta  thấy bầu trời có màu xanh. 

3. Nguồn ánh sáng rực rỡ

Các bóng đèn được làm theo nguyên tắc đốt nóng,  tạo nguồn sáng rực, chúng được sử dụng trong một thời gian dài như là  nguồn sáng phổ biến nhất trong nhà của chúng ta. Chúng ta đã quen với ánh sáng vàng ấm áp được tạo ra bởi các loại đèn này, dù mắt chúng ta cảm nhận nó hoàn toàn trắng. Nhưng máy ảnh của chúng ta lại thấy nó màu vàng như thực tế. Điều này đôi khi là chủ ý của người chụp, vì nó tạo ra một hiệu ứng ấm cúng. Nhưng trong vài tình huống thì không, chúng ta buộc phải điều chỉnh cân bằng trắng cho phù hợp.Bằng cách chỉ định một nhiệt độ màu cho máy ảnh, nhiệt độ màu được tính dựa theo năng lượng tỏa ra khi đốt nóng. Các thiết lập cân bằng trắng cho đèn dây tóc khoảng 2500-2900K cũng hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng của ngọn nến, trong khi nhiệt độ màu của nến thấp hơn 2000K, thậm chí thấp hơn rất nhiều nhưng vẫn bảo đảm tốt. 

4. Ánh sáng huỳnh quang nguồn

Nguồn ánh sáng này khá phổ biến trong nhà ở cũng như trong các văn phòng, cửa hàng, trung tâm mua sắm và các khu vực công cộng khác. Trong môi trường ánh sáng này, đôi mắt của chúng ta thấy mọi thứ đều có màu trắng, mà không cần phải "điều chỉnh ". Nhưng với máy ảnh, mọi thứ có màu xanh. Hầu hết mọi người phản ứng tiêu cực với hình ảnh có màu xanh lục, màu này thường được liên kết với bệnh tật và suy nhược, vì vậy một điều chỉnh cân bằng trắng hợp lý là rất cần thiết.

Chúng ta nên chụp hình với định dạng RAW thì sẽ giảm bớt những công việc sửa sai, chỉnh cân bằng trắng cũng vậy, nó có thể dễ dàng điều chỉnh ở hậu kỳ. Nếu bạn chụp ở định dạng JPG, bạn sẽ cần phải thiết lập cân bằng trắng trước trên máy ảnh của bạn, với thông số cho nguồn sáng đèn huỳnh quang. Hãy chú ý, mặc dù thiết lập nguồn ánh đèn sáng huỳnh quang, nhưng nó vẫn có thể sai. Là do nhà sản xuất có thể làm thêm các hiệu ứng phụ trên sản phẩm đèn của họ.Số lượng màu xanh lá cây thay đổi từ không có gì trở thành màu xanh đậm. Vì thế ta phải tự điều chỉnh những thông số thích hợp trên máy ảnh. 

5. Ánh sáng đèn cao áp

 

Bức ảnh “đêm đó” của tác giả Rick Elkinstrên Flickr 

Đèn cao áp ngày thường được treo trên cao. Nhưng trong vài tình huống nó thay thế đèn huỳnh quang để dùng trong nhà. Ở ngoài trời, đèn này được sử dụng phổ biến nhất làm đèn đường và đèn pha cho các tòa nhà, bãi đỗ xe, sân vận động vv. Hai loại thường thấy hiện nay là đèn sodium và đèn thủy ngân.

Đèn sodium thường được sử dụng để chiếu sáng đường phố. Nó có màu vàng gắt, ngay cả khi nhìn bằng mắt thường.

Trong khi đèn thủy ngân khó nhận biết hơn, giống như đèn huỳnh quang ánh sáng này làm mọi thứ xung quanh  có màu trắng hơn. Tuy nhiên với máy ảnh, các đồ vật sẽ có màu hơi xanh.

Loại đèn này có gì đặc biệt, nó phát ra ánh sáng mạnh, thường có màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Điều này có thể thấy, khi bạn chuyển bức ảnh sang đơn sắc và sử dụng các thanh trượt để điều chỉnh tông màu của hình ảnh.

Trong một số trường hợp, ánh sáng tạo ra màu xanh rất mạnh nên rất khó để điều chỉnh máy ảnh cho đúng cách. Trong trường hợp như vậy, tôi khuyên bạn nên chuyển tấm hình sang đơn sắc, hoặc là hình đen trắng, hoặc chọn dùng một bộ lọc màu để chuyển màu xanh sang màu khác, ví dụ như màu vàng

Một minh họa nhỏ cho những điều đã nói ở trên.

  

Như bạn thấy, hình gốc (“cân bằng trắng” của máy ảnh được thiết lập là “ánh sáng ban ngày”) tất cả mọi thứ đều màu vàng. Ở phía xa, bạn có thể nhìn thấy một chiếc xe đang đến gần, ánh đèn xe cũng hơi  vàng, nhưng trắng hơn tí so với vật khác trong tấm hình.

Trong tấm hình thứ hai, tôi đã điều chỉnh “cân bằng trắng” xuống 2500k. Các ánh đèn vẫn không hoàn toàn trắng, nhưng trông có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên lúc này, ánh đèn xe chuyển qua màu xanh. Ngoài ra, ánh đèn trong các cửa sổ của tòa nhà phía bên phải cũng có màu xanh. Thiết lập cân bằng trắng trên bức hình này là không sai, nhưng chúng ta khó chấp nhận vì nó trông không tự nhiên.

Trong tấm hình thứ ba cho thấy những bất hợp lý trong các tấm hình trước có thể tránh được khi hình ảnh chuyển qua đơn sắc. Không còn màu sắc nào quan trọng trong bức hình nữa. Màu vàng của ánh đèn không còn nữa, nó chuyển thành độ sáng trong bức hình trắng đen, và các đối chọi về màu sắc cũng không còn nữa. 

6. Khung cảnh với nguồn sáng hỗn hợp

 

Bức ảnh “Khách sạn Fabulous Baker” của tác giả Noel Kernstrên Flickr 

Cuộc sống thường không đơn giản. Thông thường, các khung cảnh của bạn cũng được chiếu sáng bằng nhiều nguồn sáng khác nhau, và điều này có thể tạo ra các tình huống phức tạp cho người chụp. Chúng ta phải chấp nhận, tùy vào các điều kiện khác nhau, chúng ta phải tự điều chỉnh máy ảnh một cách thích hợp tương ứng với khung cảnh.

Điều đầu tiên bạn nên làm là chụp thử nghiệm để xem hiệu ứng màu sắc thể hiện như thế nào. Trong trường hợp này, tôi khuyên bạn nên thiết lập “cân bằng trắng” trên máy ảnh là “ánh sáng ban ngày”. Nếu bạn có thể làm chủ được khung cảnh của bạn thì hãy tắt bớt các nguồn sáng gây nhiều rắc rối.

Nếu khung cảnh của bạn được chiếu sáng bằng nhiều nguồn khác nhau, hãy tìm một nguồn sáng chính và thiết lập máy ảnh của bạn theo nó. Khi đó những nguồn sáng phụ có thể nhìn không tự nhiên, nhưng điều đó có thể được chấp nhận.

Nếu khung cảnh của bạn có nhiều nguồn sáng bao gồm cả ánh sáng ban ngày (ví dụ như nguồn sáng đến từ một cửa sổ, đặc biệt là khi bạn có thể dùng ánh sáng ban ngày xuyên qua cửa sổ), tùy chọn tốt nhất của bạn có lẽ sẽ là tự thiết lập cân bằng trắng (dùng thẻ xám 18%, hay chụp một vật thể trắng rồi chỉ định cho máy ảnh) để đảm bảo ánh sáng được tự nhiên. Đó là vì, người xem khó chấp nhận những màu sắc không tự nhiên trong điều kiện sáng bình thường hơn là với các nguồn sáng nhân tạo khác.

Nếu không có ánh sáng tự nhiên, bạn cần phải phân tích khung cảnh và quyết định được tông màu chủ đạo của bạn. Tùy thuộc vào từng loại nguồn sáng, điều chỉnh cân bằng trắng cho phù hợp. Chụp thử vài tấm và phân tích một lần nữa. Nếu thiết lập này đúng với màu chủ đạo, thì xem thử màu sắc của phần còn lại như thế nào? Nếu bức hình trông vẫn tồi tệ, bạn có thể cần phải thử nghiệm bằng cách thiết lập cho từng nguồn sáng có trong khung cảnh của bạn và chọn ra cái tốt nhất. Hoặc chọn một cài đặt cân bằng trắng sao cho màu bức ảnh được mọi người chấp nhận. Trong trường hợp này, như đã đề cập ở phần đầu, màu vàng thường được ưa chuộng hơn màu xanh lá cây. 

Kết luận

Mục đích cuối cùng là làm sao bức hình có độ sáng và màu sắc thật chính xác.Trong bài viết này tôi hy vọng bạn đã học được sự khác nhau của các nguồn sáng, chúng ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn như thế nào và làm thế nào bạn có thể xử lý nó. Dĩ nhiên, quá trình thử sai là chìa khóa chính để bạn thành công. Đôi khi, trong một vài tình huống, như bức hình “đêm đó” ở trên, tông màu rất hấp dẫn, vì ánh sáng đã góp một phần tâm trạng của bức ảnh. Bất cứ khi nào, như lúc bạn thả bộ trong một buổi chiều, dù có hoặc không có máy ảnh, hãy tập quan sát và nhìn màu sắc của cảnh vật dưới các nguồn sáng khác nhau.

Và đừng quên, tôi rất thích đọc những suy nghĩ hay những phản hồi của bạn về chủ đề này trong phần ý kiến nhé! 

Dich từ nguồn  www.framedreality.com

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00