Ý nghĩa những đường kẻ trong nhiếp ảnh

Trong cuộc sống của chúng ta các vật thể đều có một hình dạng, tự nó hay do chúng ta bố trí, theo một trật tự nào đó tạo ra các đường kẻ. Ví dụ theo đường thẳng, đường chéo, đường cong,…. Các nhiếp ảnh gia thường tận dụng điều này để tạo ra các hình ảnh theo một ý nghĩa nào đó mà họ muốn diễn đạt. Các đường kẻ này trong một bức hình có khả năng dẫn dắt người xem và tạo ra cảm xúc. Chúng có những ý nghĩa riêng, tùy vào suy nghĩ mỗi người, văn hóa, hoàn cảnh,…

Những đường kẻ mà ta nói ở đây không phải thực tế, giống như cách chúng ta nhìn mọi thứ. Nó mang tính ngụ ý nhiều hơn trong một hình ảnh. Chúng đơn giản được hình thành bởi các đồ vật đặt trong 4 bức tường, hay hàng cây mọc thẳng tắp, đường ray, chân trời, tia sáng, hay các đường dây điện trên cao,… 

Ý nghĩa của những đường kẻ này rất quan trọng, vì nó có thể tạo ra các phản ứng khác nhau từ người xem. Dù vai trò của nó trong bức hình chỉ là thứ yếu, nhưng nó vẫn được các nhiếp ảnh gia vận dụng vào trong hình ảnh của họ để tạo ra bức ảnh thực hiện theo đúng ý đồ.

Đường dọc

Là các đường kẻ chạy dọc từ trên xuống dưới. Các đường này làm chúng ta liên tưởng đến sự trang nghiêm, chững chạc, vươn cao, hùng vĩ và mạnh mẽ. Bạn có thể tìm hình ảnh này qua các tòa nhà, rừng cây, hàng rào, đám đông,.. vv.  Đường dọc thường tạo cảm giác xông xáo, đôi khi có một tí căng thẳng, tuy nhiên nó tạo ra sự cân bằng khi nhìn vào.

Ảnh của Bango (jasonyarborough.com) 

Ảnh của eyefetch.com 

Ảnh của phoxia.com
 

Đường ngang

Là các đường nằm ngang, chẳng hạn như một người nằm ngủ, đường (ngang) chân trời, hoa trên cánh đồng, bề mặt phẳng sa mạc hay mặt hồ. Các đường nằm ngang tạo cảm giác nghỉ ngơi, bình yên, an lạc và cân bằng.

Ảnh của Alafoto 

Ảnh của Alafoto 

Ảnh của manywallpapers.com


Đường chéo

Các đường chéo trong hình ảnh thường cho cảm giác vũ lực, năng lượng và chuyển động. Như hàng cây bị gió thổi cong, tư thế vận động viên ở vị trí xuất phát hay hình ảnh dốc núi vươn cao tận bầu trời. Khi hiểu rõ ý nghĩa của nó, bạn có thể dễ dàng tạo ra sức mạnh cũng như sự chuyển động trong bức hình, bằng cách nghiêng máy ảnh hoặc tìm các đường chéo có sẵn trong tự nhiên. Một tháp chuông nhà thờ trang nghiêm khi chụp nghiêng sẽ thay đổi mạnh mẽ, thập giá sẽ hướng lên bầu trời và tạo ra hiệu ứng chuyển động.  Tùy theo hướng của đường chéo có thể tạo cảm giác nặng nề, năng động hay căng thẳng.

Ảnh của wiredsoles.com 

Ảnh của Jason Sato 

Ảnh của Ryan McGinnis.
 

Đường cong (Curved Lines)

Đường cong trong hình ảnh có khuynh hướng tạo ra sự bình yên, một tí khép nép, che chở, nhưng có tính chất lưu động. Đường cong thường được liên kết với vẻ đẹp tuyệt vời và quyến rũ của người phụ nữ, nó có thể là một con đường hay một thung lũng

Ảnh của asiagrace.com 

Ảnh của photographyicon.com 

Ảnh của photoinf.com
 

Đường cong hình chữ S (S Curves)

Đường cong này thường được liết kết với cảm giác xa tít, nhún nhảy, biến đổi và là sự kết hợp giữa hai tính chất “vẻ đẹp” và “sức mạnh”, nó tạo sự cuốn hút hơn so đường cong bình thường. Người ta thường gọi  là “đường cong của vẻ đẹp”. Bức hình chứa đường cong này tạo cảm giác uyển chuyển và cân bằng. Các nhiếp ảnh gia thường khai thác chúng trong các hình ảnh của họ. Như dòng sông uốn lượn, đồi cát,...

Ảnh của gminsidenews.com

Ảnh của Adam Teixeira

Ảnh của Trudie Boverhoff
 

Đường dẫn (Leading Lines)

Là các đường kẻ còn lại, nó làm nhiệm vụ dẫn mắt người xem đến các nơi quan trọng bên trong một hình ảnh, như một hàng rào, bờ biển hoặc sông, một hàng cây hoặc một con đường. Vì thế các đường này sẽ trở nên vô nghĩa, nếu nó dẫn người xem đến một nơi khác không phải chủ đề, hoặc đường dẫn không có điểm dừng, sẽ hướng sự chú ý của người xem ra ngoài bức hình. Ví dụ như một nửa thân cây to, tòa nhà hay một vật thể lớn nằm một bên của khung hình. Một đường dẫn lý tưởng thường xuất phát thấp gần góc trái của khung hình, thường dễ dàng và nhanh chóng đạt được hiệu quả, do mắt chúng ta có khuynh hướng nhìn từ điểm này đầu tiên.

Ảnh của leggnet.com 

Ảnh của sharprichnorth.com 

Ảnh của Andrewt 

Ngoài những hiệu ứng ở trên, các đường kẻ còn đóng vai trò tạo bố cục, tăng chiều sâu hình ảnh, thu hút người xem tập trung vào hình ảnh. Tuy nhiên, thực tế còn có một vài loại đường khác nữa có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn, như là hình tròn hay chính các cạnh của khung hình. Một vài tình huống trộn lẫn, vừa có đường ngang và đường dọc, hay đường chéo, …tuy nhiên chỉ có một đường đóng vai trò chính, bạn phải nhận ra ý đồ của tác giả để có thể thưởng thức được bức hình. Vì thế nếu khai thác hay sử dụng không đúng ý nghĩa của nó, có thể sẽ phá hỏng bức hình. Hãy trao dồi và tìm hiểu rõ từng ý nghĩa của nó, hơn là chú tâm vào công nghệ và các chức năng trên chiếc máy ảnh của bạn.

Tài liệu tham khảo.

- wikipedia.com
- photographyicon.com
- digital-photography-school.com

 

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00