Ý tưởng nhiếp ảnh

"...Đây là một bài rất hay mà tôi tin rằng có những kiến thức rất hữu ích và nhiều thông tin có thể bạn chưa biết. Mong muốn giới thiệu đến các bạn thành viên cùng đọc, và mong nhận được những góp ý chân thành." BTV Lục Bình

Tác giả bài viết và ảnh chụp của Ron Bigelow

www.ronbigelow.com

Nếu bạn đọc bài viết này, thì có nghĩa bạn đang tìm kiếm những ý tưởng cho việc chụp ảnh của bạn. Nếu bạn muốn có ý tưởng và suy nghĩ cách để làm ra một album ảnh hay thực hiện một bộ ảnh thiên nhiên nào đó.Thì những gì trình bày trong bài viết này có thể không giúp ích được gì cho bạn, tôi muốn trình bày bài này theo một  cách tiếp cận khác, nó giúp bạn phát triển những kỹ năng trong nhiếp ảnh. Từ đó bạn có thể hoàn thiện các hình ảnh tốt hơn. 

Bài này tôi sẽ trình bày mười hai ý tưởng nhiếp ảnh. Mỗi ý tưởng là một kỹ năng  có thể được sử dụng làm nền tảng để thực hiện các công việc liên quan. Những kỹ năng này cho phép bạn chọn lựa và vận dụng  nó vào nhiếp ảnh. Về cơ bản, sau mỗi kỹ năng, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các hình ảnh bằng cách vận dụng các kiến thức đã trình bày trong từng phần.Một khi bạn đã nắm vững một kỹ năng, bạn có thể chuyển sang kỹ năng khác và tiếp tục hoàn thiện cho đến khi hoàn thành tất cả.

Với cách tiếp cận này, bạn sẽ kết thúc với một loạt các hình ảnh ấn tượng  và nâng cao nhiều kỹ năng khác nhau.Các kỹ năng sẽ được đề cập bao gồm:

1. Màu sắc 

 

Hình 1: Màu sắc

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng kỹ năng “Màu sắc”, đơn giản vì nó là yếu tố dễ thu hút người xem. Thật vậy, hai đối tượng thường được các nhiếp ảnh gia chọn phổ biến nhất là cảnh hoàng hôn và hình ảnh bông hoa, là vì màu sắc của nó. Vì vậy, việc sử dụng màu sắc là cách hiệu quả nhất để tạo ảnh hưởng trong các hình ảnh. Tuy nhiên, để sử dụng màu sắc hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu về nó.

Có ba khía cạnh của màu sắc được sử dụng để làm thay đổi hình ảnh đó là : sắc thái màu(hue), độ bão hòa (saturation) và độ tương phản màu(contrast).

 Trước khi kết thúc phần kỹ năng này, tôi sẽ chỉ định cho bạn một việc, hãy thực hiện những tấm ảnh có sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý của người xem. Sử dụng kiến thức của bạn về sắc thái màu, độ bão hòa, và độ tương phản màu sắc có thể nâng cao hình ảnh.

2. Tông màu tương phản

Hình 2: tông màu tương phản 

Cùng với yếu tố màu sắc, một trong những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người xem là sử dụng tông màu tương phản. Cụ thể, ta dùng các tông màu tương phản cao, để thu hút sự chú ý. Giống như  độ tương phản trong “màu sắc”, tông màu tương phản cũng kích thích hệ thống thị giác của con người. Nói cách khác, đôi mắt và bộ não thường chú ý đặc biệt các khu vực có độ tương phản cao trong bức hình. Đây là một cơ hội lớn cho các nhiếp ảnh gia như chúng ta tận dụng lợi thế này. Điều này được thực hiện bằng cách đưa nhiều đối tượng tương phản cao vào trong hình ảnh của chúng ta. 

Dù vậy, việc đưa nhiều đối tượng tương phản cao vào trong một hình ảnh là không đủ. Mà ta cần phải điều khiển được mức độ tương phản của nó. Điều đó có nghĩa là độ tương phản phải được đặt vào những nơi thích hợp. Trong hầu hết trường hợp, điều này có thể đạt được thông qua hai nguyên tắc sau đây:

Khi vùng ảnh tích cực trong bức hình có độ tương phản cao, mắt của người xem sẽ nhanh chóng bị lôi kéo vào đó. Sự tương phản cao của các vùng ảnh tích cực cũng sẽ giữ sự chú ý người xem và hạn chế nhìn vào những khu vực khác. Đó là lý do ta không nên làm cho những đối tượng còn lại trong tấm ảnh có độ tương phản cao, nếu không nó sẽ thu hút sự chú ý người xem ra khỏi vùng ảnh tích cực. Điều này làm hình ảnh bị suy yếu. 

Tất nhiên, trong nhiếp ảnh các quy tắc đều có thể bị phá vỡ. Đôi khi, có hai vùng ảnh tương phản cao trong cùng một bức ảnh, để cố tình tạo ra sự căng thẳng. Lúc này sự chú ý của người xem sẽ bị lôi kéo về hai phía trước và sau giữa hai vùng tương phản –gây nên sự căng thẳng. Kỹ thuật này vẫn có thể dùng, khi bạn cần tạo ra sự căng thẳng trong một hình ảnh trong vài trường hợp đặc biệt. 

Công việc của bạn trong phần này là tạo ra các hình ảnh có sử dụng tông màu tương phản để tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ. Mục đích chính của bài tập này để bạn có thể điều chỉnh mức độ tương phản trong các tấm hình - đặc biệt bạn phải đặt độ tương phản vào nơi mà nó sẽ phát huy tác dụng tối đa. 

3. Quy tắc Tam giác

Hình 3: quy tắc tam giác 

Có nhiều kỹ thuật sắp xếp trong nhiếp ảnh. Một trong số đó là nguyên tắc tam giác. Kỹ thuật này liên quan đến việc sáng tác ảnh, trong đó có ba hoặc nhiều đối tượng hình thành nên một tam giác. 

Hãy tưởng tượng ra các đường thẳng kết nối ba điểm. Nó tạo ra một hình ảnh rất năng động. Mắt của người xem sẽ có xu hướng di chuyển qua lại dọc theo đường kết nối các điểm của hình tam giác này. Nếu có nhiều hơn ba đối tượng trong hình ảnh, thì các đối tượng dư ra cần phải nằm trên một cạnh. 

Các đối tượng thường đồng nhất hay tương tự nhau (ví dụ như nhiều bông hoa) hoặc chúng có cùng mối liên hệ với nhau (ví dụ các loại linh kiện khác nhau nằm trong một cửa hàng). 

Có hai loại tam giác có thể được áp dụng đó là : tam giác đơn tâm và tam giác đa tâm. 

Rất nhiều bức hình thành công khi áp dụng loại tam giác đơn tâm này. Tam giác đơn tâm được hiểu là một trong những đối tượng nằm trên một đỉnh của tam giác có chức năng như vùng ảnh tích cực. Các đối tượng còn lại trên tam giác sẽ hỗ trợ và nâng cao vùng ảnh tích cực theo nhiều cách: như ít sắc nét hơn, giảm độ tương phản hay độ bão hòa, và kích thước chúng cũng có thể khác nhau. 

Trong khi tam giác đa tâm, tất cả các đối tượng nằm trên tam giác đều quan trọng như nhau trong một tấm hình. Một ví dụ về cách sử dụng tam giác đa tâm này là chụp chân dung một gia đình,  sắp xếp sao cho đầu của các thành viên tạo nên một hình tam giác. Các thành viên trong gia đình đều có tầm quan trọng như nhau và cần được cân bằng trong bức chân dung.

Lấy từ nguồn www.old-picture.com

Trong phần này, mục đích chính của bạn là tạo ra các hình ảnh có áp dụng nguyên tắc tam giác. Bạn có thể xem xét và thử kỹ thuật này với nhiều đối tượng (ví dụ, con người, thiên nhiên, cấu trúc thành phố và các đồ dùng ...). 

4. Sử dụng vùng ảnh phụ

Hình 4: Hình dùng nguyên tắc vùng ảnh phụ

Bất kỳ bức ảnh nào có ba thành phần như bên dưới,  được xem như có áp dụng nguyên tắc vùng ảnh phụ

Khi sáng tác ảnh, nhiều người có xu hướng chỉ nghĩ về chủ đề chính (vùng ảnh tích cực). Các khu vực còn lại (vùng ảnh phụ), thường bị bỏ mặc khi chụp. Đây là một sai lầm! Nếu sử dụng đúng cách, vùng ảnh phụ sẽ thực hiện một trong hai chức năng rất quan trọng sau đây:

Do đó, để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ, các nhiếp ảnh gia cần phải xem xét các vùng ảnh phụ khi sáng tác  ảnh.Vì thế khi chụp, bạn cần phải xác định mục đích sử dụng vùng ảnh phụ hoặc làm nổi bật hoặc xác định nguồn gốc ảnh chính. 

Trong phần này, bạn hãy chụp các hình ảnh có dùng “vùng ảnh phụ”.  Trong từng bức hình, bạn cố gắng sử dụng hai chức năng của “vùng ảnh phụ” vào trong kết cấu của tấm hình 

5. Tâm trạng

Hình 5: Tâm trạng

 Việc thể hiện tâm trạng vào trong một hình ảnh có thể là một công cụ rất mạnh mẽ. Tâm trạng giúp một hình ảnh có thể truyền cảm xúc và thu hút người xem. Có nhiều cách để đưa tâm trạng vào trong một hình ảnh. Hai cách được sử dụng phổ biến nhất là dùng ánh sáng và thời tiết.

Dù bạn dùng cách nào, ánh sáng hay thời tiết để tạo ra tâm trạng, điều quan trọng nhất là phải xác định chính xác tâm trạng bạn muốn chuyển tải vào trong hình ảnh. Sau đó, chọn lựa cẩn thận thể loại ánh sáng hay thời tiết để tạo ra tâm trạng thích hợp. Điều này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch cụ thể. Bạn cần phải có trước một ý tưởng trong đầu về những gì bạn muốn tạo ra (điều này được gọi là previsualization ). Sau cùng, bạn cần phải đợi cho đến khi có được những điều kiện thời tiết thích hợp để chụp hình.

Trong phần này bạn hãy sử dụng ánh sáng và thời tiết để tạo ra các hình ảnh đặc trưng thể hiện từng tâm trạng. 

6. Ánh sáng yếu

Hình 6: Minh hoạ ánh sáng yếu

Khi mặt trời lặn, nhiều nhiếp ảnh gia đóng lại các thiết bị và máy ảnh của họ và về nhà. Nhưng những nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì khác. Một số bức ảnh tuyệt vời có thể được chụp sau khi mặt trời đã vượt qua đường chân trời. Có rất nhiều cơ hội như vậy. Hai cơ hội phổ biến thường được tận dùng đó là chụp ánh trăng và phơi (một thuật ngữ dân nhiếp ảnh ám chỉ chụp hình với thời gian màn trập mở lâu).

Bạn hãy thực hiện các tình huống trong điều kiện ánh sáng yếu.  Mục đích của phần này yêu cầu bạn vận dụng trí tưởng tượng để xác định và thực hiện việc chụp  quang cảnh ngay sau khi mặt trời lặn.  

7. Cân bằng

Hình 1: Cân bằng 

Thông thường, các nhiếp ảnh gia hay tìm những đề tài về cân bằng. Hình ảnh cân bằng là một hình ảnh được sắp xếp hài hoà hay cân đối. Nó có xu hướng tạo ra một cảm giác thoải mái khi xem. Có rất nhiều cách tạo ra sự cân bằng trong bức ảnh. Ba cách phổ biến mà chúng ta sẽ xem xét bên dưới đây là: cân bằng bố cục, màu sắc, và tông tương phản.

Nguyên tắc một phần ba (www.instructables.com) 

Trong phần này, bạn hãy tạo ra nhiều hình ảnh với yêu cầu sử dụng những nguyên tắc: cân bằng về bố cục, cân bằng về màu sắc, và cân bằng về tông màu tương phản. 

8. Hiệu ứng Căng thẳng

Hình 2: Hiệu căng thẳng 

Hiệu ứng này không bao giờ muốn tạo ra một hình ảnh hài hòa.Trong thực tế, đôi khi các nhiếp ảnh gia cố tình tạo ra hiệu ứng căng thẳng trong một bức hình. Có nhiều cách tạo ra hiệu ứng căng thẳng. Ba cách phổ biến nhất đó là: sử dụng đường cong, tông màu tương phản, và hình ảnh có độ nặng nhẹ không đều nhau. 

Bản quyền của www.123rf.com 

Mục tiêu của phần này giúp bạn tạo ra các hình ảnh có sử dụng các đường cong, tông màu tương phản, và độ nặng nhẹ của hình ảnh để nó có cảm giác căng thẳng. 

9. Đóng khung chủ đề

Hình 3: Đóng khung chủ đề 

Tạo một khung xung quanh chủ đề chính để thu hút sự quan tâm và là một cách rất hiệu quả cải thiện  hình ảnh. Khung bên ngoài có nhiệm vụ làm nổi bật tâm điểm chú ý, tăng thêm chiều sâu và dẫn dắt mắt người xem. 

Bạn hãy chụp một số hình ảnh có sử dụng việc đóng khung. 

10. Hình màu trong nền trắng đen

Hình 4: Hình màu trên nền trắng đen 

Kỹ thuật này tạo ra một hình ảnh, có chủ đề chính là hình màu nổi trên nền trắng đen. Mục tiêu của kỹ thuật này là muốn tập trung sự chú ý vào chủ đề chính của bức hình.

Kỹ thuật này thường được thực hiện nhờ vào phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính như Photoshop. Có rất nhiều cách để thực hiện. Một trong những cách đó được làm như sau (ví dụ bằng photoshop CS5 – chúng tôi mượn một tấm hình của trang web thegioidongvat.org để minh hoạ cho phần hướng dẫn của tác giả). 

1. 1. Mở một hình ảnh trong chương trình photoshop. Đặt tên hình ảnh gốc là “hình nền”.

  

 2. 2 Tạo một lớp mới phía trên lớp nền (bấm tổ hợp phím Ctrl-Shift-N). Đặt tên lớp mới này là “Lớp xám”,và chỉnh chế độ hoà trộn là “Saturation". như hình minh hoạ.

Sau đó phủ lớp này bằng một màu xám trung tính bằng cách bấm Shift-F5 và điền thông tin như hình mô tả bên dưới

3. 3. Tại lớp xám, dùng công cụ Magnetic Lasso Tools để chọn chủ đề chính, trong trường hợp này là con bướm.  Đảo vùng chọn bằng cách bấm Shift –D, 

4. 4. Sử dụng lựa chọn này để tạo ra một mặt nạ trên lớp xám bằng cách chọn menu Layer-> Layer Mask->Reveal selection. Ta được hình ảnh như sau

Mục tiêu của phần này là tạo ra các hình ảnh,  mà chủ đề là hình màu, trong khi mọi thứ còn lại đều là trắng đen. Một trong những thuận lợi, là bạn chỉ cần dùng một tấm hình có sẵn và áp dụng phương pháp trên.  

11. Thuật kết hợp sáng tối

Hình 5: Thuật kết hợp sáng tối 

Thuật kết hợp sáng tối là một phong cách ảnh, nó được thiết kế một cách đặc biệt để làm một chủ đề trở nên ấn tượng mạnh mẽ thông qua sự kết hợp của sắc độ nặng và độ tương phản cao 

Đối với phần này, bạn được yêu cầu tìm cách tạo ra hình ảnh sử dụng Thuật kết hợp sáng tối. Phần này yêu cầu bạn phải chú ý đến cách điều tiết ánh sáng , làm sao để nó chỉ chiếu đủ sáng vào chủ đề bạn muốn chụp mà thôi. 

12. Sự phản chiếu

                    

Hình 6: Phản chiếu 

Sự phản chiếu làm ra một cơ hội lớn cho việc tạo hình. Hầu hết các bức ảnh phản chiếu được khai thác từ bề mặt thủy tinh hay nước. 

Tốc độ màn trập phải được chọn thích hợp vì nó quyết định bao nhiêu hình ảnh được phản xạ đi vào máy ảnh. Tốc độ màn trập mở lâu sẽ lấy được các chi tiết nằm trong sự phản chiếu, do các hình ảnh luôn bị xáo trộn bởi bề mặt nước. Tốc độ màn trập nhanh hơn sẽ có được hình ảnh phản chiếu ấn tượng, do bắt đứng được các hình ảnh đang chuyển động trên mặt nước. 

Những phản chiếu được trình bày trong phần này là mục tiêu chính để bạn tạo ra hình ảnh thông qua thủy tinh và nước. 

Kết luận

Hy vọng rằng giờ bạn đã có nhiều ý tưởng cho các kế hoạch của mình và cũng có thể nghĩ ra thêm nhiều ý tưởng mới. Nhưng, điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải lấy chiếc máy ảnh và bước ra khỏi nhà để bắt đầu những dự định mới của bạn. 

Dịch theo nguồn http://www.ronbigelow.com