Aperture – Khẩu độ

(Giải thích dưới đây trong phạm vi máy ảnh SLR)

Khẩu độ là dãy những chỉ số, chỉ độ mở của ống kính.

Độ mở ống kính là một lỗ mở (có thể điều chỉnh) trong ống kính cho ánh sáng đi qua. Hình bên dưới minh họa cho thấy ánh sáng đi vào ống kính và đi qua cửa điều sáng, khoảng trắng tròn chính là độ mở của ống kính
 

Mỗi chỉ số khẩu độ gọi la f-stop (thường thấy ghi trên ống kính như f/2.8, f/5.6,..vv. Xem hình 01). Nghĩa là tương ứng với từng khẩu độ khác nhau, thì độ mở ống kính sẽ khác nhau. (xem hình 03). Một cách cụ thể, con số nằm sau chữ f càng lớn thì độ mở ống kính sẽ càng nhỏ và ngược lại. Độ chênh lệch giữa hai f-stop thường được gọi là chênh lệch khẩu. Bên dưới đây là dãy f-stop, các giá trị không nằm trong dãy này là giá trị trung gian
Dãy f-stop chuẩn: …f/1.2, f1.4, f/2, f/2.8, f4, f5.6, f8, f11, f16, f/22, ..

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy các con số liên tục ở hàng chẳn hay ở hàng lẻ gấp đôi hay bằng một nửa của nhau. Có thể không chính xác, nhưng các con số được làm tròn và đó là cách bạn nhớ.

Chú ý: Trong thực tế, đôi khi bạn có thể thấy nhiều tài liệu dùng stop cho thời gian màn trập, stop được hiểu là một nấc chuẩn, không liên quan đến f-stop mà ta đề cập ở đây. Nấc chuẩn của thời gian màn trập được tính như sau ….,1/15s, 1/30s, 1/60s, 1/120s, 1/250s, 1/500s, 1/1000s,…

Nếu định nghĩa trên làm bạn khó hiểu, thì mượn hình tượng “cửa sổ” để nói về khái niệm trên.  Độ mở ống kính là không gian bên trong cửa sổ cho ánh sáng đi, cánh cửa sổ để điều tiết lượng ánh sáng (gọi là cửa điều sáng - hình 02), tại từng vị trí cánh cửa mở to nhỏ chính là f-stop. Các giá trị f-stop gọi chung là Khẩu độ.

F-stop có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau:  f/8 hoặc f-8. Trong trường hợp  bạn thấy f-stop thể hiện dạng 01:08, nghĩa là khẩu độ tối đa là f/8.


 
  
Hình 01                                       Hình 02                                        Hình 03


 
Hình 04
 

Tại sao biểu diễn chỉ số độ mở của ống kính dưới dạng f-stop
 Do quy ước quốc tế, người ta biểu diễn nó theo dạng f/N. Với N là con số được tính bằng công thức tính sau:
                                                                              

                                                                          N= F/D
 

Trong đó f (focal length) là độ dài tiêu cự của ống kính và D (diameter) là đường kính của lỗ mở ánh sáng đi qua.  Ví dụ  một ống kính độ dài tiêu cự 50mm và lỗ sáng có đường kính đo được là 25mm, vậy N sẽ bằng 2. Thay N vào chữ f-number ta có f-2 hay f/2.

Một số thông tin dễ nhầm lẫn
 Với công thức trên, ta có thể phát biểu: Đường kính của lỗ sáng sẽ tăng khi số N nhỏ xuống và ngược lại.  Hay có thể nói khẩu độ càng tăng thì độ mở của ống kính càng giảm 

f/stop được hiểu là tỷ lệ chiều dài tiêu cự với bán bán kính lỗ sáng đi qua. Nên f/16 nhỏ hơn f/8 và f/2 lớn hơn f/8. Người ta thường nhầm lẫn tăng khẩu và tăng độ mở ống kính. Nếu bạn nghe ai nói khẩu 16 nhỏ hơn khẩu 2, nghĩa là độ mở ống kính ở khẩu độ 16 nhỏ độ mở ống kính ở khẩu độ 2

Stops là gì
 Từ "stop" được dùng dựa theo một trong hai giai thoại sau. Trở về những thời kỳ đầu của máy ảnh, khi cửa điều sáng của ống kính được làm bằng tấm bìa kim loại có đục lỗ, vì thế muốn đổi khẩu độ, người ta phải thay nó bằng tấm bìa kim loại khác, có kích thước lỗ khác nhau. Sau đó, với sự phát triển về công nghệ người ta phát minh ra loại cửa điều sáng mới, thay thế các tấm bìa kim loại cũ. Và việc “ngưng lại” (stop down) không dùng chúng nữa,  nên các tấm bìa được gọi là “stop down”, chính là chữ Stop mà ta thấy ngày nay.

Điều thứ hai, khi làm ra cửa điều sáng, người ta cố gắng làm mỗi lần thay đổi kích thước của nó, ánh sáng đi vào tăng gấp đôi hay giảm một nửa. Tại những cột mốc như vậy người ta đánh dấu để tiện việc điều chỉnh, vì thế mà người dùng biết “dừng” (stop) lại tại đâu để điều tiết lượng ánh sáng đi vào. Chữ stop mà ta thường thấy có ý nghĩa là “giảm một nửa hoặc tăng gấp đôi” lượng sáng đi qua ống kính. Và đó là ý nghĩa chữ stop ta thường dùng trong f-stop

Khẩu độ nào của ống kính là tối ưu
Để điều chỉnh khẩu độ, người ta điều chỉnh vòng khẩu độ trên ống kính (Aperture ring), nếu ống kính không có vòng khẩu độ, thì có thể dùng máy ảnh. Một số ống kính không có chế độ chỉnh khẩu độ tự động, thì không thể dùng máy ảnh để điều chỉnh.

Khẩu độ quyết định số lượng tia sáng chuẩn đi vào cảm biến (nơi ghi nhận hình ảnh), nếu độ mở ống kính càng hẹp (nhỏ), thì số lượng tia sáng chuẩn đi vào càng cao, kết quả cho hình ảnh sắt nét. Ngược lại, nếu độ mở ống kính càng rộng (lớn) thì các tia sáng không chuẩn nhận vào sẽ nhiều hơn, kết quả cho hình ảnh chỉ sắc nét ở một tiêu cự nào nó mà thôi. Điều này có nghĩa, độ mở càng lớn, thì hình ảnh chỉ sắc nét xung quanh những điểm mà ống kính tập trung vào để lấy nét, còn lại sẽ bị mờ. Độ mở ống kính cũng là một trong những yếu tố quyết định lượng sáng đi vào cảm biến, nên nó cũng ảnh hưởng đến độ sáng tối của một hình ảnh.

Hình chụp ở khẩu độ f/2.8                   Hình chụp ở khẩu độ f/8                  Hình chụp ở khẩu độ f/22

Vậy khẩu độ nào là tối ưu? Không có một quy chuẩn nào để nói khẩu độ nào là tối ưu. Thường nhà sản xuất ống kính sẽ cho bạn biết cụ thể khẩu độ và tiêu cự nào của từng ống kính là tối ưu. Công cụ thường dùng là các biểu đồ (như biểu đồ MTF). Thông tin có thể xem trên catalogue hay các website đánh giá thiết bị máy ảnh.

Phần kết
Khẩu độ rất quan trọng trong nhiếp ảnh, làm chủ  khẩu độ là một trong những bước quan trọng làm chủ được tấm hình. Ngoài ra khẩu độ còn ảnh hưởng đến: trường phái sáng tác (như trường phái 1/64), quang sai, sắc sai, bokeh, độ sâu trường ảnh (Depth of field), tốc độ lấy nét, chi phí sản xuất ống kính…nhưng quan trọng nhất, khẩu độ ống kính là một trong những yếu tố kiểm soát chiều sâu và độ sắc nét của hình ảnh. 

Các khái niệm liên quan
 Cửa điều sáng
 Bokeh
 Độ sâu trường ảnh (DOF)

Tài liệu tham khảo
http://en.wikipedia.org/wiki/Aperture
http://en.wikipedia.org/wiki/F-number
http://mediaformations.com/beginners-guide-to-your-camera-the-aperture/ http://www.idigitalphoto.com/aperture-explained/
http://www.dolcepics.com/articles/aperture/
http://www.dreamstime.com

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00