Nano Crystal Coating - Lớp phủ tinh thể Nano

Đây là một lớp phủ chống phản chiếu. Được chính thức công bố đầu năm 2006 bởi Nikon, nó được làm từ một kỹ thuật rất cao vượt hơn tất cả các lớp phủ khác được phổ biến từ năm 1970. Lớp phủ tinh thể Nano được phát minh bởi viện chế tạo bán dẫn của Nikon. Nó sử dụng một lớp zillions gồm các hạt cực nhỏ khoảng 10-20 nm (nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng) để dần bẻ cong tia sáng khi đi vào thấu kính. Điều này ngăn cản ánh sáng phản chiếu lại khi tiếp xúc bề mặt thủy tinh như cách thông thường.

Các hạt này được đặt bên trong lớp không khí giữa chúng để giải chỉ số khúc xạ so với khi không có lớp khí bao quanh. Chúng được gắn chặt và gần hơn với thấu kính, làm giảm dần chỉ số khúc xạ, vì chỉ số khúc xạ của không khí là thấp nhất (bằng 1) trong khi các vậy chất khác đều lớn hơn . Do đó lớp phủ chống phản chiếu này cho hiệu quả rất cao, không phụ thuộc vào góc tới của tia sáng. Đặc biệt hiệu quả trên phạm vi rộng các bước sóng ánh sáng, vì nguyên tắc làm việc của nó không dựa trên sự nhiểu sáng và phân tán bước sóng.

Đến năm 2007, ống kính máy ảnh của Nikon được phủ một lớp phủ thủy tinh Nano bên trong bề mặt thấu kính.Thật ra Nano chỉ là một từ gắn trên ống kính để thúc đẩy thị trường. Vì nó chẳng có nghĩa gì với các nhiếp ảnh gia.

Bởi sự lóe sáng, hiệu ứng bóng ma và hiệu suất tương phản của ống kính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của các nhà thiết kế ống kính hơn là một lớp phủ trên bề mặt thành phần thấu kính. Lúc này Nikon đang dùng một lớp phủ đa lớp tích hợp SIC khá nổi tiếng.

Lớp phủ tinh thể Nano đặc biệt hiệu quả với mặt trong thành phần thấu kính thứ nhất của ống kính siêu rộng và ống kính mắt cá. Bởi các ống kính này thường bị hiện tượng lóe sáng nhiều nhất so với các loại khác.

Lớp phủ truyền thống không đạt hiệu suất cao và lộ nhiều điểm yếu khi dùng với các ống kính siêu rộng vì những lý do sau

  • Nó phụ thuộc vào độ dày của lớp phủ, yếu tố liên quan trực tiếp với bước sóng và góc tới của tia sáng
  • Hiện tượng lóe sáng của các ống kính trên là do bởi vì ánh sáng đi vào từ đỉnh bị uống cong bởi thành phần thấu kính đầu tiên, đụng vào bề mặt cong của thành phần thấu kính cuối cùng với một góc khá lớn. Tia sáng có góc rộng dẫn đến rất nhiều hiện tượng léo sáng với các ống kính siêu rộng. Trong khi hiện tượng bóng ma được tạo ra do ánh sáng đi vào ống kính phản xạ lên bề mặt cảm biến rồi phản xạ tiếp trên thấu kính trước khi trở lại cảm biến lần nữa.


(Trích dịch từ nguồn www.kenrockwell.com   ) bo)
Tài liệu tham khảo
- www. wikipedia.com
- www. KenRockwell.com
- www. nikon.com

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00