Phần 2: Điều chỉnh mức lộ sáng

Phạm vi bài viết dành cho máy ảnh DSLR:

Phần 1: Cơ bản về lộ sáng (Exposure) 
Phần 2: Điều chỉnh mức lộ sáng 
Phần 3: Tam giác lộ sáng và mối liên hệ của các thành phần
Phần 4: Các vấn đề liên quan đến lộ sáng 
Phần 5: Biểu đồ Histogram và cách đọc thông tin.

 

Chúng ta cần xác định trước một điều. Việc điều chỉnh chỉ cần khi ai đó thực hiện không đúng như mong muốn của bạn. Do bởi máy ảnh thay chúng ta thực hiện việc đo sáng, nên kết quả có thể không đúng với ý đồ của bạn và cần phải điều chỉnh. Vì thế trong chế độ chụp M (Manual), chế chụp do người dùng tự điều khiển, sẽ không tồn tại khái niệm này. Bạn chỉ có thể làm điều này trong các chế độ bán tự động như Tv hay S, Av hay A và P mà thôi. Một điều khác nữa, nếu bạn đã đo sáng chính xác thì việc điều chỉnh là không cần thiết. Nhưng thực tế, làm điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên đôi khi vẫn cần đến việc điều chỉnh.

Trước khi đi vào chức năng này, chúng ta thử tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của các chế độ chụp này. Dù chế độ chụp nào đang sử dụng Tv hay S, Av hay A hoặc P, máy ảnh là người luôn bảo đảm tấm ảnh đúng sáng. Đúng sáng được hiểu như sau, dựa theo cách thức cài đặt đo sáng của người dùng, máy ảnh sẽ đo sáng ngay vùng chỉ định. Sau đó độ sáng của vùng này sẽ được tiêu chuẩn hóa thành độ sáng trung tính và trả ra kết quả đo sáng. Cụ thể, đó là hai giá trị khẩu độ và tốc độ. Do nguyên tắc hoạt động của những chế độ chụp này, luôn giữ cho tấm hình đúng sáng. Nên máy ảnh không cho phép người dùng thay đổi kết quả đo sáng mà máy đã đo.
 

Mô tả chức năng bù trừ sáng trên hai máy Nikon và Canon

Tuy nhiên, trong thực tế luôn có những thay đổi. Kết quả đo sáng của máy ảnh có thể không như mong muốn của chúng ta. Vì thế nhà sản xuất phải nghĩ ra một cơ chế cho phép thay đổi kết quả đo sáng. Và chúng ta có chức năng “Bù trừ mức lộ sáng” (Exposure Compensation) trên máy ảnh. Chức năng này cho phép thay đổi tối đa từ 3 đến 5 Ev (Tùy theo hãng sản xuất) sáng hơn hoặc tối hơn so với kết quả đo sáng tiêu chuẩn. Khi nghe tên chức năng này, chúng ta có thể hình dung nguyên tắc làm việc của nó chính là điều chỉnh khẩu độ hoặc tốc độ màn trập. 

Tuy nhiên, để người dùng dễ dàng sử dụng chức năng này một cách trực quan, nhà sản xuất tạo ra một thước chia độ hay hiển thị biểu tượng +/-. Nếu thông số hay vị trí con trỏ của thước này chỉ ở mức không (nằm ở giữa) có nghĩa đúng sáng. Nếu thông số là số âm hay con trỏ lệch sang phải là tối hơn, và ngược lại nếu thông số là số dương hay con trỏ lệch sang phải là sáng hơn mức đo sáng tiêu chuẩn của máy ảnh (điều này có thể khác trên một số máy ảnh). Sau đó, tương ứng với các thông số đã cài đặt trên chức năng này, máy ảnh tiến hành quy đổi nó dựa theo kết quả đo sáng tiêu chuẩn của máy ảnh, thành các giá trị khẩu độ và tốc độ màn trập phù hợp. Điều này rất ít khi chúng ta chú ý hay bận tâm, một lần nữa việc bù trừ sáng thực chất chỉ là điều chỉnh hai giá trị khẩu độ và tốc độ. Vì thế chức năng này, về mặt kỹ thuật, nó chỉ là “Tinh chỉnh kết qủa đo sáng của máy ảnh”. 


Các tấm hình diễn tả mức bù trừ lộ sáng theo mức tiêu chuẩn.
Lưu ý: con số thể hiện trên mà hình chỉ độ lệch so với mức tiêu chuẩn, không phải là giá trị Ev đo được.
 

Ứng dụng của chức năng này như thế nào? Có rất nhiều ứng dụng, một trong những ứng dụng cụ thể của nó dùng chụp hình chân dung với hậu cảnh sáng, chức năng bù sáng cho phép gương mặt chủ đề không bị tối. Ngoài ra còn được sử dụng trong phong cách ảnh “sắc độ nhẹ” (Highkey) bằng cách chụp dư sáng và trong nhiều thủ thuật khác nữa như: xóa hình nền, loại bỏ tông sáng,...vv


Hình từ website worth1000.com

 (Dịch và biên soạn lại theo chuyên đề “Master of Exposure” trên tạp chí Digital Camera)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00