UV Filter - Kính lọc tia cực tím

Kính UV làm nhiệm vụ ngăn chặn tia cực tím có trong ánh sáng tự nhiên. Vì thế trước hết, chúng chỉ có tác dụng khi chụp hình ngoài trời. Nhiều người thường hỏi rằng, tại sao chúng ta phải ngăn chặn tia cực tím?

               

Ánh sáng tự nhiên là tổng hợp của rất nhiều màu sắc. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể thấy được bảy màu quang phổ, bao gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Các quang phổ đứng phía trước sẽ có bước sóng dài hơn quang phổ đứng phía sau. Vì thế màu đỏ có bước sóng dài nhất và màu tím có bước sóng ngắn nhất trong dãy quang phổ ở trên. Các bước sóng dài hơn màu đỏ được gọi là tia hồng ngoại và các bước sóng ngắn hơn màu tím được gọi là tia cực tím (ultra violet  hay viết tắt là UV). Đơn vị đo lường bước sóng được đo bằng  Nano-met (Nanometers viết tắt là nm), tia cực tím có bước sóng ngắn hơn 400nm và tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn 700nm


Bây giờ chúng ta đã hiểu tia cực tím là gì. Vậy tại sao chúng ta phải ngăn chặn chúng? Câu trả lời nằm ở vấn đề màu sắc trong hình ảnh ghi nhận được. Phim hay cảm biến hình ảnh có ba lớp nhạy màu. Đó là Lam, Lục và Đỏ (RGB). Mỗi lớp chỉ nhạy cảm với một màu tương ứng. Nhưng lớp màu lam lại nhạy cảm với cả hai màu: lam và cực tím. Vì thế nếu môi trường sáng có nhiều tia UV, màu sắc của hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể bức hình có nhiều màu lam hơn. Khác với cảm biến KTS, phim không bị ảnh hưởng nhiều bởi tia hồng ngoại. Vì thế tất cả cảm biến hình ảnh của máy ảnh KTS đều được trang bị một lớp lọc tia hồng ngoại bên ngoài.

Lượng UV trong ánh sáng thay đổi theo độ cao (tính từ mặt nước biển). Lượng UV trên biển sẽ thấp hơn so với lượng UV có trên núi. Càng lên cao, lượng UV càng tăng. Nếu lượng UV vượt qua khả năng ngăn chặn của kính lọc, hình ảnh sẽ bị áp sắc xanh lam.

Quan sát kính lọc UV bằng mắt thường, chúng ta thấy chúng không có màu sắc và hoàn toàn sáng tự nhiên. Nên ngoài công dụng chống tia UV, kính lọc này còn được dùng như một lớp bảo vệ bề mặt ống kính. Đó cũng là lý do các kính lọc này luôn hiện diện trên ống kính bất kỳ thời điểm nào. Vậy có nên dùng kính lọc UV để bảo vệ ống kính? Nếu tôi đặt một kính lọc rẻ tiền trước một ống kính đắt tiền có làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh,….


Nếu bạn nghĩ, các kính lọc UV đều có thể ngăn chặn tia cực tím, thì kết quả kiểm tra của chúng tôi có thể làm bạn bất ngờ. Hầu hết các kính lọc UV sau khi thử nghiệm với nhiều loại ống kính, cho thấy chúng không thể ngăn các tia cực tím có bước sóng ngắn hơn 350nm.

Dùng một máy đo quang phổ chuyên dụng để kiểm tra các loại kính lọc phổ biến trên thị trường: Bao gồm các loại phổ dụng như là Millennium, Millennium II và Promaster, đi cùng với các loại khác của Hoya, B+W và Tiffen UV. Kết quả kiểm tra cho thấy, các loại kính phổ dụng và Tiffen UV không thể cắt bớt các bước sóng thấp hơn 350nm. Trong khi hai loại còn lại là Hoya và B+W đều hấp thu hoàn toàn tia cực tím. Nhưng loại kính lọc Hoya nhỉnh hơn về chất lượng .

Một điều cần lưu ý, các loại kính lọc tốt chống UV có khuynh hướng làm chuyển đổi màu sắc hình ảnh từ bình thường sang trạng thái ấm hơn (thêm màu đỏ).  Ngược lại, các loại có khả năng giữ nguyên màu sắc, nhưng khả năng ngăn chặn tia cực tím bị hạn chế. Vì thế phải biết chọn loại kính lọc nào phù hợp để bảo vệ ống kính của mình.

Sau đây là kết quả đánh giá các loại kính lọc UV theo thứ tự tốt nhất nằm trên cao

  • Kính lọc Tiffen Haze-1 là tốt nhất. Màu sắc tự nhiên không bị chuyển màu.
  • Kính lọc Tiffen 812. Rất tốt để chống UV nhưng màu sắc sẽ bị nóng lên
  • Kính lọc Hoya 81B cho chất lượng tương tự như kính lọc Tiffen 812. 
  • Kính lọc Hoya UV cho màu sắc tự nhiên, chống UV trong khoảng  2 stops.
  • Kính lọc B+W KR1.5 chống UV trong khoảng  1.5 stops và màu bị chuyển đổi một ít.
  • Kính lọc B+W and Hoya 1B không chống tia cực tím tốt và  màu bị chuyển đổi
  • Các loại phổ dụng khác không làm chuyển đổi màu, nhưng gần như không thể dùng để chống tia cực tím. Vì thế chúng rất hữu ích để bảo vệ ống kính.

(Dịch theo phot.net)

Bạn cần Đăng nhập trước khi bình luận cho chủ đề này. Cám ơn bạn.

Trang công nghệ Trắng Đen

Khảo sát

Thương hiệu máy ảnh DSLR nào được bạn yêu thích nhất

Canon - 62.5%
Nikon - 12.5%
Panasonic - 12.5%
Pentax - 0%
Samsung - 12.5%
Sony - 0%

Tổng bình chọn: 8
Khảo sát đă kết thúc lúc: 28 01 2014 - 00:00